Sốc cảnh hồ nước lớn thứ hai Thổ Nhĩ Kỳ biến thành bãi cạn
Những bức ảnh mới nhất cho thấy cảnh tượng đáng lo ngại ở hồ nước lớn thứ hai ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh chụp vệ tinh hồ Tuz vào cuối tháng 10.
Hồ Tuz, hay “hồ muối” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, là hồ nước lớn thứ hai ở quốc gia Trung Đông. Hồ có diện tích 1.665 km2, là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, nằm trong danh sách cân nhắc trở thành Di sản Thế giới do UNESCO công nhận.
Cuối tháng trước, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy hồ Tuz đã cạn khô. Nơi từng là hồ nước lớn thứ hai Thổ Nhĩ Kỳ giờ chỉ còn là một ruộng muối khổng lồ.
Cảnh tượng cạn khô ở hồ Tuz.
Những hình ảnh do trang Gizmodo đăng tải, cung cấp cái nhìn cận cảnh ở hồ Tuz hiện nay. Người dân địa phương có thể dạo bước thoải mái bởi hồ nước đã cạn khô hoàn toàn.
Hồ nước mặn Tuz được tạo thành do lòng hồ trũng giữ lại những dòng nước chảy vào mỗi dịp mùa xuân. Lượng nước này mang theo muối và các khoáng chất khác từ sông suối. Hồ chỉ sâu trung bình khoảng 1 mét. Vào mùa hè, lượng lớn nước bốc hơi để lại lớp muối dày 8cm.
Hồ nước cạn khô để lại lượng muối khổng lồ.
Trong những năm gần đây, hồ Tuz liên tục bị thu hẹp, do tác động của biến đổi khí hậu và hạn hán, cũng như hoạt động công nghiệp và nông nghiệp làm chuyển hướng dòng nước trước khi chảy vào hồ.
Hồ Tuz cạn khô có tác động tiêu cực đến sinh vật hoang dã trong vùng vì là nơi cung cấp môi trường sống quan trọng cho nhiều loài chim, giúp chim non sinh trưởng.
Hồ Tuz cạn khô phản ánh tình trạng biến đổi khí hậu và môi trường.
Chính quyền địa phương ước tính, khoảng 1.000 chim non chết vì mực nước thấp vào mùa hè năm nay, trong khi chỉ có 5.000 chim non mới nở, ít hơn nhiều so với năm 2018 (khoảng 12.000 con).
Mực nước ở hồ Tuz giảm dần từ năm 2000 cho đến khi cạn khô vào năm nay.
“Ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhiệt độ ngày càng tăng còn lượng mưa giảm, trong khi người dân cần nước để tưới tiêu trong nông nghiệp. Hồ Tuz cạn khô phản ánh tình hình tồi tệ vào lúc này”, Levent Kurnaz, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Biến đổi Khí hậu của Đại học Bogazici, nói trên AP.
Hồ Tuz cạn khô có tác động tiêu cực đến sinh vật hoang dã trong vùng.
Một nghiên cứu dựa trên hình ảnh vệ tinh do các chuyên gia tại Đại học Ege ở Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện cho thấy, mực nước ở hồ Tuz bắt đầu giảm từ năm 2000. Hồ đã hoàn toàn cạn khô trong năm nay do nhiệt độ tăng cao, lượng nước bốc hơi mạnh và lượng mưa không đủ đáp ứng, nghiên cứu cho biết.
Nguồn: [Link nguồn]
Tuy có màu sắc rất đẹp và bắt mắt nhưng những du khách tới thăm hồ nước được khuyên, thậm chí là cấm không xuống...