Phát hiện mới về đế chế Hung Nô từng khuynh đảo Trung Hoa thời nhà Hán

Đế chế du mục đầu tiên trên thế giới từng khuynh đảo Trung Hoa thời nhà Hán trong hàng thế kỷ, có sự đa dạng về mặt di truyền, không chỉ đơn thuần là một nhóm người như nhà Hán trước đây thường mô tả, theo kết quả phân tích ADN mới.

Đế chế Hung Nô trỗi dậy từ năm 300 trước Công Nguyên có tác động đáng kể đến nền kinh tế chính trị ở khu vực Trung và Đông Á, tạo ra mạng lưới thương mại rộng lớn.

Đế chế Hung Nô trỗi dậy từ năm 300 trước Công Nguyên có tác động đáng kể đến nền kinh tế chính trị ở khu vực Trung và Đông Á, tạo ra mạng lưới thương mại rộng lớn.

Đế chế của người Hung Nô có trung tâm là Mông Cổ. Trong gần ba thế kỷ từ năm 200 trước Công nguyên, người Hung Nô đã kiểm soát một khu vực rộng lớn gồm thảo nguyên phía đông Á-Âu bao phủ Mông Cổ ngày nay, miền bắc Trung Quốc, miền nam Siberia và Trung Á. Một số nhà sử học thậm chí còn cho rằng nhánh phía bắc của đế chế Hung Nô đã trở thành người Huns ở châu Âu.

Trong gần 200 năm, người Hung Nô đã giao tranh ác liệt với nhà Hán ở Trung Hoa và có lúc tiến sát đến vùng Trung Nguyên. Ở thời kỳ đỉnh cao, đế chế Hung Nô là một thế lực ở Trung Á và Đông Á, tạo ra mạng lưới giao thương rộng khắp với thủy tinh La Mã, hàng dệt Ba Tư, bạc Hy Lạp và lụa Trung Quốc.

Tuy nhiên, người Hung Nô không có hệ thống chữ viết. Do đó, những gì được viết về người Hung Nô chủ yếu đến từ nhà Hán. Các triều đại nhà Hán đã có những mô tả không chính xác về đế chế Hung Nô, dẫn đến những bí ẩn về sự phân chia quyền lực chính trị và hình thái tổ chức xã hội của người Hung Nô, theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Science Advances vào ngày 15/4.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, người Hung Nô có sự đa dạng về mặt di truyền, chứng tỏ đế chế này là một “thực thể đa sắc tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ”.

Nhưng các nhà khoa học không biết rõ liệu sự đa dạng trong đế chế được tạo thành từ các nhóm người tương tự nhau trong cộng đồng hay mỗi cộng đồng hoàn toàn tách biệt với những cộng đồng khác.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc điều tra khảo cổ chuyên sâu về ADN tại hai nghĩa trang của người Hung Nô – một nghĩa trang chôn người có địa vị cao và một nghĩa trang cho người có địa vị thấp – ở Mông Cổ. Nhóm nghiên cứu sau đó xây dựng dữ liệu về 19 người được chôn ở hai nghĩa trang.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cả đế chế nói chung và các cộng đồng địa phương đều có mức độ đa dạng di truyền cao. Cộng đồng người có địa vị thấp cho thấy sự đa dạng di truyền lớn nhất. Điều này phản ánh rằng họ có thể đến từ những vùng đất xa xôi của đế chế.

“Điều này càng cho thấy sự tồn tại của một tầng lớp quý tộc trong Đế chế Hung Nô, rằng địa vị và quyền lực của giới tinh hoa được tập trung trong một nhóm người nằm trong cộng đồng rộng lớn hơn", nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa thể xác định được rằng cộng đồng người nào có thể đại diện cho người Hung Nô nói chung.

Bryan Miller, đồng tác giả nghiên cứu và trợ lý giáo sư tại Đại học Michigan, nói nghiên cứu cho thấy phụ nữ cũng đóng một vai trò quan trọng trong đế chế Hung Nô.

"Các cuộc điều tra khảo cổ học đã chứng minh rằng ở những nơi như biên giới phía tây, phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong việc tương tác với các cộng đồng ở xa xôi hơn, cũng như đảm nhận các vai trò lãnh đạo", Miller nói.

Theo kết quả nghiên cứu, những người được chôn cất trong những ngôi mộ lớn nhất là phụ nữ có quan hệ họ hàng gần với những người đến từ vùng trung tâm của đế quốc Hung Nô (nay là vùng tâm của Mông Cổ hiện đại).

Những người phụ nữ được chôn cất với những đồ tùy táng phong phú, bao gồm đĩa vàng trang trí, mảnh xe ngựa bằng đồng và đồ dùng cho ngựa. Họ dường như là là đại diện của gia tộc cai trị đế chế. Những liên minh hôn nhân bao trùm toàn bộ đế chế. Miller cho biết những người phụ nữ ưu tú này duy trì địa vị cao trong suốt cuộc đời của họ, điều này được phản ánh trong các lễ chôn cất đặc biệt của họ.

"Kết quả nghiên cứu xác nhận các công chúa đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế của đế chế, đặc biệt là ở các vùng ngoại vi. Đây là truyền thống bắt đầu từ đế chế Hung Nô và tiếp tục hơn một nghìn năm sau dưới đế chế Mông Cổ", đồng tác giả nghiên cứu, Jamsranjav Bayarsaikhan nói. "Trong lịch sử, các đế chế du mục thường được phác họa là có hình thái xã hội lỏng lẻo và rất dễ tan rã, nhưng thực tế là truyền thống mạnh mẽ của họ chưa bao giờ bị phá vỡ".

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy các cậu bé người Hung Nô được dạy bắn cung từ rất sớm. Theo nghiên cứu, tại một nghĩa trang của quý tộc địa phương, thanh thiếu niên người Hung Nô từ 11 tuổi đã được chôn cất với cung tên.

Trong lịch sử, thất bại trước nhà Hán vào cuối thế kỷ 1 dẫn đến những cuộc nội chiến chia cắt đế chế Hung Nô. Một số nhóm trở thành chư hầu của nhà Hán, trong khi các nhóm khác trong đế chế bị các dân tộc vùng thảo nguyên chinh phục.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao Hung Nô không bị nhà Hán đô hộ dù đã suy yếu và lãnh thổ chia năm xẻ bảy?

Dù từng chinh phạt và chiến thắng Hung Nô ở nhiều thời điểm sau này, song nhà Hán, kể cả trong thời kỳ cực thịnh, vẫn không thể xóa sổ và sáp nhập hoàn toàn đế chế phương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - SCMP ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN