Ông Putin điều quân tới vùng xung đột: Cảnh trái ngược ở Armenia và Azerbaijan

Sau lệnh điều động binh sĩ của ông Putin tới vùng Nagorno-Karabakh và một thỏa thuận chung chấm dứt xung đột quân sự được ký giữa 3 bên Armenia - Azerbaijan - Nga, tình hình tại Armenia - Azerbaijan vô cùng trái ngược khi một bên ăn mừng còn một bên phẫn nộ. 

Video: Đám đông người biểu tình xông vào đập phá bên trong tòa nhà chính phủ. Nguồn: AP

Armenia: Đám đông xông vào tòa nhà chính phủ, đánh nhập viện Chủ tịch Quốc hội

Theo Sky News, hàng trăm người đã xông vào các tòa nhà chính phủ ở thủ đô Yerevan của Armenia sau khi Thủ tướng Nikol Pashinian tuyên bố chấm dứt 6 tuần giao tranh với Azerbaijan ở vùng xung đột Nagorno-Karabakh. 

Ông Pashinian viết trên Facebook rằng đã ký một thỏa thuận chung với Azerbaijan và Nga nhằm chấm dứt giao tranh bùng phát kể từ tháng 9. 

Hàng nghìn người được cho là đã chết kể từ khi xung đột giữa 2 bên bắt đầu hôm 27/9 ở vùng Nagorno-Karabakh, nơi quốc tế công nhận thuộc lãnh thổ của Azerbaijan nhưng lại thuộc quyền kiểm soát của Armenia. 

"Đây là quyết định vô cùng đau đớn cho tôi và người dân nước mình. Quyết định này dựa trên những phân tích sâu sắc về tình hình chiến trường và được thảo luận kỹ lưỡng với các chuyên gia giỏi nhất. Đây không phải là một chiến thắng nhưng cũng không phải một thất bại trừ khi bạn cho đó là một thất bại. Chúng ta sẽ không bao giờ coi bản thân bị đánh bại và điều này sẽ trở thành một khởi đầu mới cho kỷ nguyên thống nhất và tái sinh của chúng ta", Thủ tướng Armenia viết trên Facebook. 

Ngay sau bài đăng trên Facebook, hàng nghìn người đã đổ về quảng trường chính ở Yerevan để biểu tình phản đối chính phủ. Nhiều người hét lớn": "Chúng tôi không từ bỏ vùng đất của mình". 

Ông Putin điều quân tới vùng xung đột: Cảnh trái ngược ở Armenia và Azerbaijan - 1

Ảnh: AP

Những người biểu tình xông vào tòa nhà chính phủ. Ảnh: AP

Những người biểu tình xông vào tòa nhà chính phủ. Ảnh: AP

Một số người trong đám đông biểu tình đã đột nhập vào tòa nhà chính phủ, nói rằng họ đang tìm kiếm Thủ tướng Pashinian, người đã rời đi trước đó. 

Đã xảy ra các cuộc ẩu đả khi đám đông biểu tình cố gắng trèo lên bục phát biểu và bị ngăn lại. Một số người dùng chai nước ném về lực lượng an ninh. 

Truyền thông cho biết, số ít cảnh sát có mặt là không đủ để ngăn cản người biểu tình đi lại tự do và đập phá đồ đạc trong tòa nhà chính phủ.

Những kẻ quá khích thậm chí còn tấn công vào Quốc hội, đánh Chủ tịch Quốc hội Ararat Mirzoyan phải nhập viện phẫu thuật, theo hãng TASS.

Vụ việc được Thủ tướng Pashinyan xác nhận trong một buổi phát trực tiếp trên Facebook. Chủ tịch Quốc hội Armenia đang phải phẫu thuật sau vụ tấn công, theo ông Pashinyan. 

"Một số kẻ quả khích đã đánh Ararat Mirzoyan. Ông ấy đang được phẫu thuật nhưng không đe dọa tới tính mạng", TASS dẫn lời Thủ tướng Armenia cho hay. 

Trước đó, một nguồn tin cho biết nhiều tiếng súng nổ được nghe thấy trên đường phố Yerevan khi những người biểu tình phẫn nộ xông vào tòa nhà chính phủ. 

 Azerbaijan: Người dân ra đường ăn mừng

Trong khi đó, người dân Azerbaijan lại đổ ra các đường phố ở thủ đô Baku để ăn mừng khi Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, mô tả thỏa thuận chung chấm dứt xung đột ở Nagorno-Karabakh là một thất bại của Armenia. 

Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Aliyev nói rằng các quận Agdam, Kalbajar và Lachin sẽ lần lượt được Armenia bàn giao cho Azerbaijan lần lượt vào các ngày 20/11, 15/11 và 1/12. Quân đội Azerbaijan trước đó đã chiếm được thành phố quan trọng Shushi.

Tại thủ đô Baku, nhiều người đã đổ ra đường ăn mừng. Một số nhảy múa trên đường, trong khi số khác ăn mừng diễu hành ăn mừng trên các đoàn xe. 

Một số người thậm chí đã khóc vì quá vui mừng, số khác hát vang quốc ca Azerbaijan. 

Ảnh: AA

Ảnh: AA

Người dân Azerbaijan ăn mừng thỏa thuận chấm dứt xung đột. Ảnh: Sky News

Người dân Azerbaijan ăn mừng thỏa thuận chấm dứt xung đột. Ảnh: Sky News

Tại Ganja, thành phố lớn thứ 2 của Azerbaijan, mọi người cũng được trông thấy đang ăn mừng. Hàng trăm người tập trung tại quảng trường chính và cầm theo cờ Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan. 

Nagorno-Karabakh là vùng thuộc Azerbaijani nhưng tuyên bố tách khỏi quốc gia này ngay sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Vùng này do Armenia kiểm soát kể từ lệnh ngừng bắn năm 1994 chấm dứt cuộc chiến ly khai, cướp sinh mạng của 3 vạn người. 

Các cuộc đụng độ lẻ tẻ liên tiếp xảy ra giữa 2 bên kể từ đó. Ngày 29/7, giao tranh toàn diện bắt đầu. 

Tối 9/11 (giờ địa phương), quân đội Azerbaijan  đã “bắn nhầm” trực thăng quân sự Nga ngay trên bầu trời Armenia, khiến hai binh sĩ Nga thiệt mạng và một người bị thương.

Azerbaijan giải thích rằng trực thăng Mi-24 của Nga hoạt động gần biên giới Armenia-Azerbaijan, là khu vực chiến sự trong nhiều tháng qua, theo RT.

Trực thăng Nga hoạt động ở khu vực rất tối, độ cao thấp, bên ngoài tầm nhận diện của radar phòng không, Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết. Bên cạnh đó, trực thăng Nga chưa từng hiện diện ở khu vực này nên binh sĩ Azerbaijan nhận diện nhầm là mục tiêu thù địch.

Sau sự cố, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh đưa binh sĩ đến khu vực tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan, đóng vai trò là lực lượng gìn giữ hòa bình. Sáng sớm 10/11, gần 2.000 binh sĩ Nga đã có mặt tại vùng xung đột.

Trước sự cố hôm 9/11, nhiều lần Armenia và Azerbaijan đã ký thỏa thuận ngừng bắt nhưng hầu hết đều bị vi phạm ngay sau đó. Tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn mới dường như sẽ có hiệu lực lâu dài khi Azerbaijan đã nắm giữ lợi thế lớn, bao gồm cả việc kiểm soát thành phố chiến lược Shushi hôm 8/11. 

Nguồn: [Link nguồn]

Azerbaijan bắn rơi trực thăng Nga, ông Putin lệnh đưa quân đến vùng xung đột

Azerbaijan chính thức gửi lời xin lỗi đến Nga sau sự cố “bắn nhầm” trực thăng quân sự Nga ngay trên bầu trời Armenia,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Xung đột Armenia và Azerbaijan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN