Nơi người dân phải thay đổi chuyện "quan hệ" vì lạm phát

Tại đây, một số người đang “tuyệt vọng” để tìm cách tránh thai an toàn.

Nơi người dân phải thay đổi chuyện "quan hệ" vì lạm phát - 1

Bao cao su được bày bán tại một hiệu thuốc ở Venezuela

Mariana Zuniga, nữ nhà báo ở thủ đô Caracas của Venezuela, đi mua bao cao su và nhanh chóng phát hiện ra món hàng này đang thiếu nguồn cung.

Cuối cùng, cô tìm thấy một cửa hàng bán chỉ 7 hộp bao cao su. Tuy nhiên, một gói bao cao su ở đây có giá hơn 1 triệu bolivar Venezuela. Vì siêu lạm phát, số tiền này chỉ tương đương khoảng 93 nghìn Việt Nam đồng.

Bao cao su giờ đã trở thành một món hàng sang trọng không thể chi trả đối với hầu hết người dân Venezuela, theo BBC.

"Chúng tôi đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế", Zuniga giải thích, nói rằng thảm họa tài chính đã "gây ra tình trạng thiếu hụt nhiều thứ, bao gồm bao cao su và các hình thức tránh thai khác”.

Nền kinh tế đất nước đã bị thu hẹp 1/3 kể từ năm 2013. Người Venezuela đã phải đối mặt với siêu lạm phát - một sự kiện kinh tế nơi giá cả tăng vọt trong một thời gian ngắn và đồng tiền giảm giá trị quá nhiều đến mức về cơ bản nó trở nên vô giá trị. Ở Venezuela, trung bình, giá của nhiều loại hàng hóa đã tăng gấp đôi sau mỗi 26 ngày.

Hàng triệu người đã rời khỏi đất nước này, sang nước láng giềng Colombia để tìm thức ăn và công việc. Những người ở lại phải chịu đựng tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản và mất điện.

Theo Zuniga, siêu lạm phát thậm chí đã thay đổi cách mọi người quan hệ tình dục.

“Ở Venezuela, một số người đang sử dụng những cách thức cũ để tránh thai. Khi tôi nói cách thức cũ, ý tôi là xuất tinh ngoài hoặc theo dõi kinh nguyệt để dự đoán khi nào rụng trứng”.

Nơi người dân phải thay đổi chuyện "quan hệ" vì lạm phát - 2

Bao cao su giờ đã trở thành một món hàng sang trọng không thể chi trả đối với hầu hết người dân Venezuela

Và các cách thức này đã làm tăng mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây qua đường tình dục và HIV, nhà báo nói thêm.

Bởi vì thuốc tránh thai trở nên quá đắt, số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai lâu dài tăng đột biến.

Zuniga đã nói chuyện với một phòng khám ở Caracas, nơi triệt sản 400 phụ nữ trong năm 2017. Năm nay, chỉ mới đến tháng 5, con số này đã là 400.

Vào “ngày triệt sản” theo chương trình y tế địa phương quy định, mặc dù chỉ có 40 người được triệt sản miễn phí, có tới 500 người đăng ký vào danh sách chờ.

“Trước đây, những phụ nữ triệt sản ở Venezuela hơn 30 tuổi và có hơn ba đứa con”, Zuniga nói. "Ngày nay bạn có thể thấy phụ nữ khoảng 19, 20, 24 tuổi đang tìm cách triệt sản vì họ không thể đẻ thêm, vì họ không thể tìm thấy thuốc tránh thai trên thị trường và họ tuyệt vọng”.

Anh: Phẫn nộ vì nhiều cặp đôi “mây mưa” nơi công cộng

Một người dân cho biết đã nhìn thấy cảnh “mây mưa” khi đang dắt con và chó đi dạo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - BBC ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN