"Người 2 mặt": Hổ Bengal thấy không dám vồ?

Để không trở thành "mồi ngon" cho hổ Bengal, người Ấn Độ có một phát kiến đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao: "người 2 mặt". 

"Người 2 mặt" được xem là phát kiến đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tức thì. Ảnh: Daily Mail

"Người 2 mặt" được xem là phát kiến đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tức thì. Ảnh: Daily Mail

Theo tờ New York Times, "người 2 mặt" được xem là phát hiện sống còn với một thí nghiệm được thực hiện ở vùng đồng bằng sông Hằng, Ấn Độ, vào thập niên 80. Thời điểm đó, hổ là "thủ phạm" gây ra cái chết cho hàng chục người mỗi năm ở Ấn Độ. 

Cho rằng hổ dữ chỉ tấn công người từ phía sau, một số công nhân làm việc trong các khu rừng bắt đầu đeo mặt nạ hình mặt người ở sau gáy. Phát kiến tưởng chừng đơn giản này lại đem đến hiệu quả tức thì. 

"Trong 3 năm kể từ khi mọi người bắt đầu đeo mặt nạ, không ghi nhận trường hợp nào bị hổ tấn công", Peter Jackson, chủ tịch nhóm chuyên gia về hổ của Liên minh Bảo tồn Thế giới, nói trên tờ New York Times năm 1989. "Có những con hổ được trông thấy bám theo những người đeo mặt nạ nhưng chúng không tấn công". 

Trong khi đó, 29 người không đeo mặt nạ đã bị hổ cắn chết trong 18 tháng. 

Một con hổ Bengal tha mồi. Ảnh: CGTN

Một con hổ Bengal tha mồi. Ảnh: CGTN

Theo ông Jackson, cục Lâm nghiệp Ấn Độ thời điểm đó đã cấp hơn 2.500 chiếc mặt nạ cho các công nhân được phép vào Khu bảo tồn hổ Sundarban. 

Không có người sinh sống trong khu bảo tồn này nhưng các công nhân và người dân bên ngoài thường vào đây để làm việc, bắt cá, lấy mật ong rừng cũng như kiếm củi. 

Trước khi đi sâu vào trong, họ thường dừng lại cầu nguyện tại những ngôi đền nhỏ quanh khu bảo tồn, mong được che chở, bảo vệ. Trong khi hổ ở những nơi khác thường phớt lờ con người, hổ Bengal tại khu bảo tồn Sundarban thường tấn công người. Người dân địa phương còn truyền miệng những câu chuyện về việc hổ dữ bơi và trèo lên thuyền tấn công người. 

Kể từ khi khu bảo tồn Sundarban được thành lập năm 1973, các nhà khoa học và công nhân lâm nghiệp luôn tìm cách chung sống với khoảng 500 con hổ. Họ muốn cho lũ hổ thấy con người không phải loài dễ bắt nạt. 

Các nhà khoa học đã dựng những hình nộm bằng tre giống người, mặc quần áo cho chúng và nối điện. Hàng rào cũng nối điện và người ta đã nghe thấy những tiếng hổ gào thét vì bị điện giật. 

Một sinh viên tại câu lạc bộ Khoa học Calcutta đã nảy ra ý tưởng sử dụng mặt nạ hình mặt người. Sau đó, nhiều công nhân và người dân địa phương áp dụng cách này. Ông Jackson cho hay, nhiều loài động vật cũng sử dụng mánh khóe tương tự để đánh lừa những kẻ săn mồi. "Bươm bướm, bọ cánh cứng, sâu bướm có các hoa văn giống đôi mắt to để hù dọa những kẻ săn mồi". 

Người đứng đầu khu bảo tồn Sundarban cho biết, một số người cởi bỏ mặt nạ đã bị hổ Bengal tấn công. Các quan chức địa phương cho rằng, phát kiến "người 2 mặt" có hiệu quả nhất định trong việc ngăn hổ tấn công nhưng không phải cách toàn diện. Đây được xem là cách giúp người dân địa phương yên tâm hơn khi di chuyển trong khu bảo tồn. 

Trong thực tế, đã có trường hợp người đi thẳng về phía hổ mà hổ không dám vồ. Tháng 3/2014, Yashonandan Kaushik, sinh viên 23 tuổi, đã khiến các du khách và nhân viên sở thú Gwalior, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, choáng váng khi nhảy vào chuồng, đối mặt với ít nhất 2 con hổ. 

Kaushik cởi trần, thách thức những con hổ. Những tưởng kết cục bi thảm là điều khó tránh với Kaushik thì điều ngược lại đã xảy ra. Thậm chí, thanh niên 23 tuổi khi đó còn khiến một con hổ chạy vào hang.

Video: Thanh niên nhảy vào chuồng thú, đối mặt hổ dữ ở Ấn Độ. Nguồn: CAP

Kaushik trêu ngươi, thách thức hổ trong vườn thú. Ảnh cắt từ video

Kaushik trêu ngươi, thách thức hổ trong vườn thú. Ảnh cắt từ video

Video ghi lại sự việc cho thấy Kaushik có các động tác kích động 2 con hổ trong chuồng. Nhưng những con hổ dường như sợ hãi và chạy theo hướng ngược lại. Khi một con hổ chạy vào hang, Kaushik còn tới gần cửa hang và ngó đầu vào bên trong.

Có lúc, Kaushik ngồi lên phiến đá trong tư thế yoga trong khi những con hổ đứng nhìn từ xa. May mắn cho thanh niên này, các nhân viên anh ninh đã can thiệp kịp thời. 

Video: Hổ bị ngỗng đánh đuổi gây kinh ngạc. Nguồn: The Sun

Hành động của Kaushik được đánh giá là vô cùng nguy hiểm. Giới chức địa phương cảnh báo người dân tuyệt đối không làm theo Kaushik vì con người luôn bất lợi khi đối đầu hổ dữ. Ngoài ra, hổ là loài khó lường, nhất là hổ hoang dã. Loài này sẽ tấn công người nếu bị kích động, bị bỏ đói hoặc cảm thấy mối đe dọa. Những con hổ từng tấn công con người sẽ tiếp tục làm điều đó vì chúng đã thành công ở lần đầu. 

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ lạc ”khắc tinh” của rắn độc, cứu mạng nhiều người bằng cách nào?

Mất chưa đầy 20 phút tìm kiếm, một thợ bắt rắn của bộ lạc Irula, có thể phát hiện ra con rắn độc giấu mình dưới lớp ngụy trang khiến nó gần như “tàng hình” ở gần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - (t/h) ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN