Ngoại giao "chiến binh sói" có thể đẩy TQ vào sai lầm giống Nhật trong Thế chiến 2?

Hai học giả Trung Quốc gần đây cảnh báo, Bắc Kinh nên nghiên cứu kỹ bài học của Nhật Bản trong Thế chiến 2, khi vội vàng phát động chiến tranh, đánh úp Mỹ tại Trân Châu Cảng năm 1941.

Chiến hạm Mỹ bị đánh chìm ở Trân Châu Cảng năm 1941.

Chiến hạm Mỹ bị đánh chìm ở Trân Châu Cảng năm 1941.

Những nhận định này đã thổi bùng những tranh luận sôi nổi giữa các học giả và giới cố vấn của chính phủ Trung Quốc, theo Nikkei.

Hai học giả Trung Quốc cho rằng, chính sách ngoại giao "chiến binh sói" (chiến lang) đang tạo ra thách thức với Bắc Kinh ở mọi hướng. Căng thẳng ở Biển Đông nóng trở lại, vấn đề Hong Kong, Đài Loan chưa bao giờ được nhắc nhiều như lúc này.

Quan hệ Trung Quốc và Úc ngày càng xấu đi. Tranh chấp lãnh  thổ Trung-Ấn khiến lần đầu tiên cả hai bên có thương vong sau 45 năm. Quan hệ trung Quốc và Canada gặp trở ngại vì vấn đề Huawei và gần đây nhất, CH Czech cũng gây mâu thuẫn khi chính trị gia đến thăm Đài Loan.

Ngay cả Đức, quốc gia từ lâu đã có quan hệ tốt với Trung Quốc, dường như cũng đang thay đổi lập trường một cách khôn khéo, phản ánh bằng việc lần đầu tiên áp dụng chiến lược ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Học giả Yuan Nansheng, cựu quan chức ngoại giao, nhận định: “Tránh gây đối đầu với nhiều nước cùng lúc là quy tắc cơ bản trong  chính sách ngoại giao của Trung Quốc suốt hàng ngàn năm. Lý do rất đơn giản. Đó là nguy cơ khiến  điều tồi tệ nhất xảy ra”.

Trong Thế chiến 2, sau đòn tập kích bất ngờ ở Trân Châu Cảng, Nhật Bản đối đầu cùng lúc với Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Trung Quốc và cả Liên Xô, ông Yuan nói.

Học giả Yuan Nansheng từng là cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc.

Học giả Yuan Nansheng từng là cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc.

Trích dẫn cuốn sách của học giả người Mỹ Jared Diamond, ông Yuan nói: “Nhật Bản thời điểm đó đã đánh giá quá cao khả năng của mình và quyết định trên đã dẫn đến  thảm họa”.

Một trường hợp khác là Trung Hoa dưới thời nhà Thanh. Từ Hi Thái Hậu ủng hộ khởi nghĩa chống  lại người nước ngoài vào năm 1900. Kết quả là liên quân 8 nước, bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Italia, Áo-Hung, Nga đánh thẳng vào Bắc Kinh.

Giới trí thức Trung Quốc đánh giá cao những phân tích của ông Yuan, nhưng  những người theo chủ yếu dân tộc lại chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội, cho rằng ông Yuan “phản bội đất nước”.

Nhận định của ông Yuan dù gây tranh cãi, nhưng không bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc coi đây là những phân tích có giá trị, một nguồn tin cho biết, theo Nikkei.

Học giả thứ hai, Xiao Gongqin đưa ra so sánh về mối quan hệ Mỹ-Nhật cách đây 80 năm và Mỹ-Trung ngày nay.

Ông Xiao viện dẫn sự kiện vào mùa hè năm 1940, dù phản đối Nhật bản gây chiến với Trung Quốc, Mỹ vẫn duy trì quan hệ kinh tế, cung cấp sắt vụn và dầu mỏ với số lượng lớn.

Khi nguy cơ chiến tranh lan rộng, Mỹ bắt đầu áp đặt lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa sang Nhật. Hàng loạt các quốc gia đồng minh với Mỹ làm điều tương tự, khiến Nhật Bản rơi vào tình thế khó khăn hơn bao giờ hết.

Huawei đối mặt với muôn vàn khó khăn vì lệnh cấm của Mỹ.

Huawei đối mặt với muôn vàn khó khăn vì lệnh cấm của Mỹ.

Lệnh cấm vận khiến Nhật Bản càng phải ra sức đánh chiếm thuộc địa để tiếp cận nguồn tài nguyên dồi dào ở nước ngoài. Vấn đề là Nhật Bản đã xâm phạm vào lợi ích của Mỹ ở Philippines, khiến Mỹ coi Nhật là kẻ thù.

Giới lãnh đạo đế quốc Nhật biết điều này, nên chủ trương mở chiến lược tấn công phủ đầu trước nhằm tạo lợi thế buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.

Theo ông Xiao, lệnh cấm xuất khẩu sắt vụn và dầu mỏ sang Nhật cách đây 80 năm có thể được so sánh với lệnh cấm xuất khẩu linh kiện điện tử và công nghệ Mỹ sang Trung Quốc.

Những lệnh trừng phạt và hạn chế của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến các công ty công công nghệ Trung Quốc như Huawei, vốn rất ăn nên làm ra, nay bị điêu đứng vì mất nguồn cung cấp công nghệ lõi.

Nhật Bản gần đây đã có tân Thủ tướng SUGA Yoshihide, người bác bỏ đề xuất thành lập liên minh NATO phiên bản châu Á, vì như vậy thể hiện sự đối đầu Trung Quốc rõ rệt.

Nhưng Bắc Kinh cho đến nay vẫn chưa rõ chính sách của Nhật Bản với Trung Quốc ra sao dưới thời ông SUGA.

Nếu mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng căng thẳng, một liên minh đối phó Trung Quốc như NATO có thể sẽ hình thành trong thời gian thích hợp, theo Nikkei.

Liệu Trung Quốc có tuân thủ chính sách đối ngoại từ ngàn năm, tránh đối đầu ở mọi mặt trận? Nếu các nhà ngoại giao Chiến lang phớt lờ bài học lịch sử, thảm họa liệu có thể xảy đến? tạp chí Nikkei đặt câu hỏi để ngỏ.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc nổi giận với phát biểu của Tổng thống Trump tại Liên Hiệp Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22-9 khẳng định với Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (ĐHĐ LHQ) rằng Trung Quốc phải chịu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NIkkei ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN