Vì sao Nhật không cùng Đức siết chặt gọng kìm Liên Xô trong Thế chiến 2?

Nhật Bản và Liên Xô (Nga ngày nay) từng có nhiều duyên nợ ở mặt trận Siberia, nhưng có một sự kiện khiến phát xít Nhật không bao giờ nghĩ đến  chuyện đánh từ Siberia hỗ trợ quân Đức ở phía tây.

Phát xít Đức có lúc đã tiến rất gần đến thủ đô Moscow của Liên Xô.

Phát xít Đức có lúc đã tiến rất gần đến thủ đô Moscow của Liên Xô.

Theo National Interest, trong giai đoạn năm 1938-1939, trước khi Thế chiến 2 bùng nổ, Liên Xô và phát xít Nhật đã nhiều lần giao tranh ở vùng Mãn Châu do Nhật kiểm soát và Siberia do Liên Xô kiểm soát. Hải cảng Vladivostok ở vùng Viễn Đông là chìa khóa để Liên Xô tiến ra Thái Bình Dương nên giới lãnh đạo Liên Xô quyết giữ vị trí chiến lược này.

Giao tranh nổ ra lần đầu tiên vào cuối tháng 7.1938, quân Nhật tấn công vào lãnh thổ Liên Xô ở khu vực hồ Khasan gần Vladivostok. Những đợt tấn công và phản công khiến hai bên tổn thất khoảng 4.000 quân. Quân Nhật rút lui.

Trận đánh ở hồ Khasan đã phơi bày thế mạnh và điểm yếu của cả hai bên. Liên Xô có hỏa lực mạnh, có  nhiều xe tăng hơn nhưng ý chí chiến đấu lại không bằng quân Nhật, vì người Nhật là bên tấn công nên đặt mục tiêu chiến thắng bằng mọi giá. Kết thúc trận chiến, Liên Xô tổn thắng hàng trăm xe tăng, nhưng buộc  Nhật ký hiệp ước chấm dứt chiến sự.

Tháng 5.1939, các lực lượng quân phiệt Nhật Bản đóng tại Khala, Trung Quốc, bất ngờ xâm nhập lãnh thổ Mông Cổ ở khu vực sông Khalkhyn Gol, tập trung một lượng lớn quân đội nhằm tiêu diệt các đơn vị quân đội Liên Xô và Mông Cổ đóng tại phía đông sông Khalkhyn Gol. Nếu kế hoạch thuận lợi, Nhật Bản tiến tới đánh chiếm toàn bộ vùng Viễn Đông của Liên Xô.

Liên Xô đưa vào trận đánh 500 xe tăng và xe bọc thép, nhưng hầu như không có bộ binh yểm trợ. Quân phiệt Nhật có 70 xe tăng thuộc sư đoàn bộ binh số 23. Số lượng đông đảo xe tăng, xe bọc thép Liên Xô khiến quân Nhật chùn bước. Trong trận này, quân Nhật vô hiệu hóa 120 xe tăng Liên Xô bằng súng chống tăng 37mm, mìn chống tăng và bom xăng.

Quân Nhật từng tiến sâu tới Khalkhyn Gol (Mông Cổ ngày nay).

Quân Nhật từng tiến sâu tới Khalkhyn Gol (Mông Cổ ngày nay).

Chiến dịch trở thành những đợt giao tranh nhỏ lẽ giữa lực lượng hai bên. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi theo  chiều hướng có lợi cho Liên Xô khi tân tư lệnh Georgy Zhukov được điều sang phía đông. Zhukov đề ra chiến lược thần tốc, kết hợp bộ binh, pháo binh và xe bọc thép, bao vây và tiêu diệt sư đoàn bộ binh số 23 của quân phiệt Nhật. Kết quả Nhật tổn thất 17.000 quân trong khi Liên Xô mất 10.000 quân.

Trận đánh mang ý nghĩa lịch sử này đã chỉ ra những điểm yếu của bộ binh khi phải đối đầu với lực lượng cơ giới đối phương ở đồng bằng. Đó cũng là lần Liên Xô dùng hỏa lực khuất phục thành công ý chí của người Nhật.

Những lực lượng Nhật cố gắng co cụm chiến đấu trong ác mộng cho đến khi hai bên đạt thỏa thuận ngừng bắn. Nhiều binh sĩ Nhật cạn kiệt đạn dược, tay chỉ cầm theo chai xăng, quyết chiến với quân Liên Xô. Ký ức đó sau này lặp lại  khi binh sĩ Nhật trở thành những quả mìn sống chặn xe tăng Sherman của Mỹ trong Thế chiến 2.

Ám ảnh thất bại trong trận Khalkhyn Gol còn theo đuổi người Nhật trong nhiều năm.  Sau này, ngay cả khi phát xít Đức đã tấn công như vũ bão, xâm lược Liên Xô từ phía tây, quân Nhật vẫn e ngại rồi huỷ bỏ kế hoạch tạo thế gọng kìm siết chặt Liên Xô từ phía đông.

Thay vì chiếm Siberia hỗ trợ Đức Quốc xã, Nhật phát động trận đánh Trân Châu Cảng, tiến xuống phía nam  chiếm đóng các thuộc địa.

Thay vì chiếm Siberia hỗ trợ Đức Quốc xã, Nhật phát động trận đánh Trân Châu Cảng, tiến xuống phía nam  chiếm đóng các thuộc địa.

Đây được coi là một trong những sai lầm lớn nhất bởi vào năm 1941, Liên Xô tưởng chừng sắp sụp đổ với con số thương vong khổng lồ ở mặt trận phía tây. Nhận thấy Nhật Bản không có ý định chiếm vùng Viễn Đông, lãnh đạo Liên  Xô là Stalin đưa các lực lượng tinh nhuệ nhất từ Siberia sang mặt trận phía đông chống Đức quốc xã.

Thay vì đánh lên phía bắc chiếm Siberia, hội quân với phát xít Đức ở Moscow, người Nhật chọn chiến lược đánh xuống phía nam từ Trung Quốc để chiếm các thuộc địa với nguồn tài nguyên khổng lồ.

“Nếu lịch sử được viết lại, chỉ cần một cuộc chiến nhỏ giữa Nhật Bản và  Liên Xô ở vùng Viễn Đông  có thể đã làm thay đổi cán cân quân sự giữa Liên Xô và Đức quốc xã”, Edward Drea, chuyên gia Mỹ nói với NI.

Thất bại trước quân Liên Xô ở Khalkhyn Gol không phải là lý do duy nhất khiến giới lãnh đạo phát xít Nhật chọn nam tiến. Ở thời điểm trước trận Trân Châu Cảng năm 1941, Nhật bị Mỹ cấm vận dầu mỏ và cơn khát tài nguyên đạt đến đỉnh điểm, không thể trông chờ vào đồng minh là phát xít Đức.

Ở mặt trận Thái Bình Dương, dù Nhật Bản nắm quyền kiểm soát đến tận Indonesia, chuẩn bị đổ bộ sang Úc, nhưng thất bại trong trận hải chiến Midway với Mỹ đã khiến đà xâm lược chững lại. Nhật Bản chỉ còn biết chống đỡ, dần mất các thuộc địa vào tay quân  Đồng Minh, cho đến khi bị trúng hai quả bom nguyên tử và đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt Thế chiến 2.

Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại

12 tàu sân bay, hàng trăm tàu chiến, 2.200 máy bay đã được huy động trong trận hải chiến lớn nhất lịch sử chiến tranh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN