Nga tung hệ thống phòng không Sosna 'độc nhất vô nhị' vào chiến trường Ukraine

Sự kiện: Vũ khí quân sự

ANTD.VN - Hệ thống phòng không Sosna đã được Quân đội Nga bổ sung cho chiến trường Donbass nhằm sẵn sàng đẩy lui những cuộc tấn công tên lửa từ phía Ukraine.

Hệ thống phòng không Sosna theo quảng cáo từ nhà sản xuất là "độc nhất vô nhị" đã được Quân đội Nga tung vào chiến trường Donbass, họ kỳ vọng tổ hợp này sẽ cùng Pantsir-S1, Tor-M2... tạo ra lưới lửa dày đặc bảo vệ các căn cứ quân sự khỏi đòn tấn công của tên lửa HIMARS Mỹ đã cung cấp cho Ukraine.

Hệ thống phòng không Sosna theo quảng cáo từ nhà sản xuất là "độc nhất vô nhị" đã được Quân đội Nga tung vào chiến trường Donbass, họ kỳ vọng tổ hợp này sẽ cùng Pantsir-S1, Tor-M2... tạo ra lưới lửa dày đặc bảo vệ các căn cứ quân sự khỏi đòn tấn công của tên lửa HIMARS Mỹ đã cung cấp cho Ukraine.

Sở dĩ có sự tăng cường bất ngờ trên là bởi lực lượng phòng không Nga thời gian qua đã phần nào bị "trải mỏng", đây được xem là nguyên nhân khiến quân đội nước này không đủ sức đẩy lui những trận bắn phá của tên lửa HIMARS.

Sở dĩ có sự tăng cường bất ngờ trên là bởi lực lượng phòng không Nga thời gian qua đã phần nào bị "trải mỏng", đây được xem là nguyên nhân khiến quân đội nước này không đủ sức đẩy lui những trận bắn phá của tên lửa HIMARS.

Việc tổ hợp Sosna được điều ra chiến trường cũng mang lại hy vọng mới cho nhà sản xuất, bởi sự vắng mặt của nó từ đầu cuộc chiến tới nay đã làm phát sinh nhiều nghi ngờ về tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí.

Việc tổ hợp Sosna được điều ra chiến trường cũng mang lại hy vọng mới cho nhà sản xuất, bởi sự vắng mặt của nó từ đầu cuộc chiến tới nay đã làm phát sinh nhiều nghi ngờ về tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí.

Sosna là tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2013, nó có thể được sử dụng để bảo vệ những căn cứ quân sự và tham gia một số hình thức tác chiến phòng không khác.

Sosna là tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2013, nó có thể được sử dụng để bảo vệ những căn cứ quân sự và tham gia một số hình thức tác chiến phòng không khác.

Theo nhà sản xuất, Sosna có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu trên không như trực thăng, phi cơ phản lực, tên lửa hành trình, máy bay không người lái, vũ khí công nghệ cao và nhiều phương tiện tấn công đường không kích thước nhỏ khác.

Theo nhà sản xuất, Sosna có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu trên không như trực thăng, phi cơ phản lực, tên lửa hành trình, máy bay không người lái, vũ khí công nghệ cao và nhiều phương tiện tấn công đường không kích thước nhỏ khác.

Tổ hợp này được trang bị đạn tên lửa đánh chặn 9M337 Sosna-R dẫn đường theo cơ chế bám chùm laser, sở hữu tốc độ tối đa lên đến 900 m/s và thời gian phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa.

Tổ hợp này được trang bị đạn tên lửa đánh chặn 9M337 Sosna-R dẫn đường theo cơ chế bám chùm laser, sở hữu tốc độ tối đa lên đến 900 m/s và thời gian phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa.

Tên lửa Sosna-R được dùng để tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly tối đa 10 km và độ cao lên đến 5.000 m, hệ thống này không được trang bị pháo tự động bắn nhanh như Pantsir-S1.

Tên lửa Sosna-R được dùng để tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly tối đa 10 km và độ cao lên đến 5.000 m, hệ thống này không được trang bị pháo tự động bắn nhanh như Pantsir-S1.

Toàn bộ các thành phần của hệ thống như trạm trinh sát quang điện tử và 12 ống phóng kiêm bảo quản dành cho tên lửa đều được đặt trên khung gầm xe thiết giáp bánh xích MT-LB độ cơ động cao và còn có khả năng lội nước.

Toàn bộ các thành phần của hệ thống như trạm trinh sát quang điện tử và 12 ống phóng kiêm bảo quản dành cho tên lửa đều được đặt trên khung gầm xe thiết giáp bánh xích MT-LB độ cơ động cao và còn có khả năng lội nước.

Thiết bị quang điện tử có thể dẫn bắn tên lửa phòng không tiêu diệt mọi mục tiêu trên bất kể ngày đêm hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như các biện pháp gây nhiễu chủ động, nó còn bảo vệ được các đơn vị bộ binh trong bất kỳ tình huống tác chiến nào, kể cả đang hành quân.

Thiết bị quang điện tử có thể dẫn bắn tên lửa phòng không tiêu diệt mọi mục tiêu trên bất kể ngày đêm hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như các biện pháp gây nhiễu chủ động, nó còn bảo vệ được các đơn vị bộ binh trong bất kỳ tình huống tác chiến nào, kể cả đang hành quân.

Nhà sản xuất cho biết, một khẩu đội Sosna hoàn chỉnh gồm có bệ phóng tự hành, radar, hệ thống dẫn đường, camera ảnh nhiệt quét khu vực theo chiều ngang 60 độ và góc phương vị 20 độ.

Nhà sản xuất cho biết, một khẩu đội Sosna hoàn chỉnh gồm có bệ phóng tự hành, radar, hệ thống dẫn đường, camera ảnh nhiệt quét khu vực theo chiều ngang 60 độ và góc phương vị 20 độ.

Hệ thống Sosna cũng có khả năng tìm kiếm quang học bị động, vùng bao phủ khu vực theo chiều ngang 360 độ và góc phương vị -5 độ đến 60 độ.

Hệ thống Sosna cũng có khả năng tìm kiếm quang học bị động, vùng bao phủ khu vực theo chiều ngang 360 độ và góc phương vị -5 độ đến 60 độ.

Sosna chính là đối tượng được Nga nhắm đến để thay thế những tổ hợp Strela-10 đã lạc hậu trong quân đội mình hay những lực lượng vũ trang khác. Ngoài khung gầm MT-LB, module chiến đấu của Sosna hoàn toàn có thể lắp trên một nền tảng khác, hay bố trí cố định.

Sosna chính là đối tượng được Nga nhắm đến để thay thế những tổ hợp Strela-10 đã lạc hậu trong quân đội mình hay những lực lượng vũ trang khác. Ngoài khung gầm MT-LB, module chiến đấu của Sosna hoàn toàn có thể lắp trên một nền tảng khác, hay bố trí cố định.

Mặc dù nhận kỳ vọng rất cao, nhưng một số chuyên gia quân sự đã cho rằng tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống phòng không Sosna chẳng có gì nổi trội so với Tor-M2 hay Pantsir-S1, do vậy nó khó lòng tạo ra sự thay đổi trên chiến trường.

Mặc dù nhận kỳ vọng rất cao, nhưng một số chuyên gia quân sự đã cho rằng tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống phòng không Sosna chẳng có gì nổi trội so với Tor-M2 hay Pantsir-S1, do vậy nó khó lòng tạo ra sự thay đổi trên chiến trường.

Hệ thống phòng không tầm ngắn này có lẽ chỉ đóng vai trò tinh thần, là sự bù đắp thiếu hụt trong Quân đội Nga trên chiến trường Donbass, tương tự như cách họ tung xe tăng T-62 cổ điển vào trận mà thôi.

Hệ thống phòng không tầm ngắn này có lẽ chỉ đóng vai trò tinh thần, là sự bù đắp thiếu hụt trong Quân đội Nga trên chiến trường Donbass, tương tự như cách họ tung xe tăng T-62 cổ điển vào trận mà thôi.

Nguồn: [Link nguồn]

Siêu vũ khí bí ẩn nhất của Nga khiến phương Tây tranh cãi kịch liệt

Siêu vũ khí bí ẩn nhất của Nga đã được phương Tây nêu tên cụ thể, và họ đang cảm thấy khá bối rối khi xem xét nó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Dũng (Reporter) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN