Liệu Nga có thể dễ dàng chiếm trọn cả châu Âu?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Nga hàng năm tổ chức tập trận quy mô lớn Zapad để chứng minh với NATO rằng Moscow luôn sẵn sàng chiến đấu, nhưng liệu Nga có đủ sức chiếm trọn châu Âu?

Liệu Nga có thể dễ dàng chiếm trọn cả châu Âu? - 1

Nga chiếm ưu thế trên mặt đất với số lượng xe tăng đông đảo.

Theo Express, kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, sức mạnh quân đội Nga đã suy yếu đáng kể. Tổng thống Nga Vladimir Putin lên nắm quyền ưu tiên cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga.

Kết quả là quân đội Nga đã trải qua 10 năm hiện đại hóa, thay đổi toàn diện cả về lượng và chất. Nga cũng thường xuyên tập trận quy mô lớn, lên tới hàng chục vạn binh sĩ cùng hàng ngàn xe tăng, máy bay chiến đấu.

Cuộc tập trận Zapad vốn chỉ có 10.000 binh sĩ chống khủng bố tham gia, giờ đây lên tới con số gấp 10 lần. Điều này dẫn đến mối lo ngại rằng Nga luôn sẵn sàng tiến quân từ Đông Âu.

Nhưng liệu Nga có thể chiếm trọn cả châu Âu? Tờ Express của Anh đánh giá liên minh NATO hiện đang chiếm ưu thế về nhân lực khi có tới 2 triệu quân thường trực, còn Nga chỉ có 1 triệu.

NATO có 13.000 máy bay chiến đấu, trong khi Nga tụt lại phía sau với 3.914. Nhưng Nga chiếm ưu thế toàn diện trên mặt đất, khi sở hữu 20.000 xe tăng, so với con số 10.000 của NATO.

Sức mạnh của NATO chủ yếu dựa vào Mỹ, vốn bị Đại Tây Dương ngăn cách với châu Âu.

Liệu Nga có thể dễ dàng chiếm trọn cả châu Âu? - 2

Xe bọc thép Mỹ hiện diện ở Estonia.

Bên cạnh đó, NATO có 29 nước thành viên, nhưng chỉ có 8 là đóng góp 2% GDP vào quân sự. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong liên minh, làm suy yếu NATO.

Sau khi Nga can thiệp vào tình hình Ukraine năm 2014, NATO đã tăng cường binh sĩ ở Estonia, Latvia, Lithuania and Ba Lan. Đây là những quốc gia nằm ở tuyến đầu nếu như chiến tranh với Nga nổ ra.

Để tấn công châu Âu, Nga cần tràn qua Belarus, Estonia, Latvia và Lithuania. Nga sau đó chia cắt Ba Lan khỏi đồng minh châu Âu.

Nga cũng có thể phóng tên lửa tầm xa phá hủy các cơ sở phục vụ quân sự của NATO ở Đức. Điều này khiến NATO gặp ít nhiều khó khăn trong việc đề ra phương án đối phó.

Nếu không có NATO hỗ trợ, các nước Đông Âu được cho là sẽ không thể trụ vững trong 60 giờ.

Nhưng một khi quân đội Mỹ xuất hiện, NATO đủ sức giáng đòn phản công vào Nga. Moscow khi đó chỉ có lựa chọn dùng vũ khí hạt nhân, để vớt vát lại cơ hội chiến thắng.

Tờ Express đánh giá đây cũng là cơ hội chiến thắng duy nhất của Nga, nếu sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tuy vậy, NATO có thể không dễ đầu hàng, dùng vũ khí hạt nhân đáp trả, tạo thành thảm kịch toàn cầu.

Nga dễ dàng “đè bẹp” NATO ở Đông Âu trong 60 giờ?

Cấu trúc lực lượng quân sự NATO ở Đông Âu là quá mỏng và không thể chống đỡ trước đợt tấn công chớp nhoáng của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Express ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN