Đọ sức mạnh “thiên nga trắng” Tu-160 Nga và B-1 Lancer Mỹ

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 của Nga khá tương đồng với máy bay ném bom siêu thanh B-1 Lancer của Mỹ nhưng mẫu oanh tạc cơ nào thực sự vượt trội hơn trên chiến trường?

Đọ sức mạnh “thiên nga trắng” Tu-160 Nga và B-1 Lancer Mỹ - 1

"Thiên nga trắng" Tu-160 của Nga.

Theo National Interest, dự án B-1A ban đầu là mẫu máy bay ném bom siêu thanh tầm cao của Mỹ. Chính quyền Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hủy bỏ dự án này vào năm 1977 vì chúng không đủ sức vượt qua lưới phòng thủ Liên Xô.

Đó cũng là cơ sở để Mỹ phát triển oanh tạc cơ tàng hình Northrop Grumman B-2A Spirit.

Đến thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, oanh tạc cơ siêu thanh được hồi sinh với tên gọi B-1B. Thay vì hoạt động ở tầm cao, B-1B chuyên dùng để ném bom tầm thấp, lợi dụng tốc độ, địa hình và giảm diện tích phản xạ radar.

Tuy vậy, để đạt được điều này, mẫu B-1B phải hy sinh tầm cao và tốc độ cao. B-1A đạt tốc độ tối đa 2400 km/giờ nhưng B-1B chỉ đạt 1500 km/giờ.

Sau Chiến tranh Lạnh, B-1B không còn mang vũ khí hạt nhân và chỉ tập trung vào các nhiệm vụ ném bom thông thường. Mẫu oanh tạc cơ siêu thanh này trải qua dự án nâng cấp đắt đỏ để có thể mang theo bom dẫn đường siêu chính xác.

Đọ sức mạnh “thiên nga trắng” Tu-160 Nga và B-1 Lancer Mỹ - 2

Mẫu Tu-160M2 mới được Nga giới thiệu hồi năm ngoái.

Những chiếc B-1B đã được thử lửa trên chiến trường Iraq và Afghanistan trong những năm 2000. Ngày nay, B-1B không còn khả năng xuyên qua hệ thống phòng không dày đặc của đối phương. Thay vào đó, mẫu oanh tạc cơ này bắt đầu được trang bị tên lửa hành trình phóng từ trên không.

Trong khi đó, “thiên nga trắng” Tu-160 thoạt nhìn trông rất giống B-1B của Mỹ, nhưng lại là mẫu máy bay hoàn toàn khác. Tu-160 là mẫu oanh tạc cơ chiến lược đa nhiệm, không chỉ được sử dụng để giáng đòn hạt nhân đối phương, mà còn có thể xâm nhập mạng lưới phòng không đối phương ở tầm thấp.

Do đó, Tu-160 lớn hơn và nhanh hơn hẳn B-1B. Tổng trọng lượng khi cất cánh lên tới 267 tấn trong khi máy bay vẫn đạt tốc độ tối đa 2500 km/giờ. B-1B tỏ ra lép vế hơn khi chỉ có trọng lượng khi cất cánh khoảng 216 tấn.

Kho vũ khí Tu-160 có thể mang theo khá đa dạng. Trong chiến dịch quân sự ở Syria, Tu-160 giáng đòn tiêu diệt khủng bố bằng tên lửa hành trình Kh-555. Oanh tạc cơ Nga cũng có thể mang tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân Kh-102.

Đọ sức mạnh “thiên nga trắng” Tu-160 Nga và B-1 Lancer Mỹ - 3

Oanh tạc cơ B-1B Lancer của Mỹ tỏ ra yếu thế hơn trước Tu-160.

Cuối năm 2017, Nga đã cho ra mắt phiên bản nâng cấp Tu-160M2 và đây cũng là máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của Nga.

Nga cho biết sức mạnh của Tu-160M2 mạnh gấp hai lần so với nguyên bản, một số công nghệ trên chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 cũng được áp dụng lên chiếc máy bay này. Điểm nhấn của Tu-160M2 bao gồm động cơ và hệ thống điện tử hoàn toàn mới.

Tu-160 có tầm bay 12.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Phiên bản Tu-160M2 được tăng thêm tầm bay nhưng lại giảm mức tiêu hao nhiên liệu nhờ vào động cơ mới.

Như vậy, Tu-160 rõ ràng có đặc tính chiến đấu đa dạng hơn và mạnh hơn nhiều so với mẫu oanh tạc cơ siêu thanh B-1B của Mỹ. Nhưng đó là bởi hai mẫu máy bay này có nhiệm vụ và vai trò chiến đấu khác nhau.

Oanh tạc cơ B-1: Siêu pháo đài ném bom độc nhất vô nhị

Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1 có phần cánh “cụp-xòe” theo ý muốn, được xem là kì quan công nghệ đương thời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN