Dân ở quốc gia hơn 500 năm trung lập bắt đầu "nghĩ khác" về NATO
Đại đa số người dân Thụy Sĩ tham gia khảo sát nói ủng hộ nước này “xích lại gần hơn” với liên minh quân sự NATO, dù tỉ lệ người được hỏi ủng hộ lập trường trung lập vẫn ở mức cao.
Binh sĩ quân đội Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ, quốc gia nằm ở Tây – Trung Âu, có hơn 500 năm trung lập. Nhưng một cuộc khảo sát gần đây cho thấy lập trường này không còn là cách tốt nhất để đảm bảo an ninh quốc gia, theo Daily Mail.
Ngày càng nhiều người Thụy Sĩ cho rằng, chính phủ nên tăng chi tiêu quốc phòng, duy trì quân đội được vũ trang đầy đủ và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với NATO.
52% số người được hỏi nói ủng hộ Thụy Sĩ xích lại gần hơn với NATO, dù chỉ 27% thực sự mong muốn Thụy Sĩ gia nhập NATO.
Nhìn chung, tỉ lệ người Thụy Sĩ ủng hộ lập trường trung lập của quốc gia vẫn ở mức cao, lên tới 89%, giảm 7% so với cuộc khảo sát cách đây 6 tháng.
Cuộc khảo sát mới do Học viện Quân sự và Trung tâm Nghiên cứu An ninh Thụy Sĩ thực hiện, thăm dò ý kiến của 1.000 người trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6.
Thụy Sĩ nằm giữa các nước thành viên NATO.
Cũng theo khảo sát, 74% người Thụy Sĩ ủng hộ quốc gia xây dựng một đội quân được vũ trang đầy đủ. Thụy Sĩ là một trong những nước châu Âu có lực lượng dự bị lớn nhất và vẫn áp dụng nghĩa vụ quân sự. Nhưng đội quân thường trực của Thụy Sĩ có quy mô khiêm tốn, với các máy bay, xe tăng, xe bọc thép lỗi thời.
Quốc gia này đã đạt thỏa thuận mua 36 tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ, nhưng cần nhiều năm trước khi hãng Lockheed Martin có thể bàn giao toàn bộ số tiêm kích này.
Thụy Sĩ chính thức trung lập kể từ năm 1525, khi cam kết không bao giờ gây chiến nữa sau thất bại trước Pháp trong trận Marignano. Lập trường trung lập của Thụy Sĩ từng bị lung lay dưới thời hoàng đế Pháp Napoleon.
Năm 1815, Thụy Sĩ tái khẳng định lập trường trung lập một cách kiên định. Trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới, Thụy Sĩ không ngả hẳn về bất cứ bên nào.
NATO đang tăng cường lực lượng cho "bức tường lửa" và Đức dự kiến cung cấp 15.000 quân cho nỗ lực này của NATO. Tuy nhên, điều này cũng khiến quân đội Đức gặp nhiều...
Nguồn: [Link nguồn]