Covid-19: Biến thể Delta+ khác gì "bản gốc" và nguy hiểm như thế nào?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một phiên bản khác biệt đôi chút so với biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Anh, Mỹ và Ấn Độ.

Giới chức Ấn Độ hết sức thận trọng về các ca nhiễm biến thể Delta+.

Giới chức Ấn Độ hết sức thận trọng về các ca nhiễm biến thể Delta+.

Biến thể mới được gọi là Delta+ hay B.1.617.2.1, đang ngày càng thu hút sự chú ý của dư luận trên toàn cầu. Tổng cộng có 200 ca nhiễm biến thể Delta+ được ghi nhận ở 11 quốc gia trên thế giới hiện nay, theo CNN.

Các chuyên gia y tế đang tìm hiểu mức độ lây nhiễm của biến thể Delta+ so với các biến thể trước đây như Alpha và Delta. 

Biến thể Delta+ khác biến thể Delta như thế nào?

So với biến thể Delta, Delta+ có thêm một đột biến gọi là K417N. Đột biến này làm thay đổi lớp protein gai, là phần virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào.

Đột biến K147N không phải là mới, nhưng xuất hiện trên biến thể Delta khiến virus trở nên nguy hiểm hơn. “Đột biến giúp virus SARS-CoV-2 tăng khả năng né tránh hệ miễn dịch và lây lan nhanh hơn, dù mức độ cụ thể vẫn chưa rõ”, Francois Balloux, giám đốc Viện Di truyền Đại học London (UCL), Anh, nói.

Trong quá trình nhân bản trong tế bào, virus SARS-Cov-2 luôn tạo ra đột biến, có những đột biến khiến virus nguy hiểm hơn, có những đột biến không tạo ra sự khác biệt hay làm hại virus.

Tính đến nay, có 160 biến thể virus SARS-CoV-2 được ghi nhận trên toàn cầu, ông Balloux nói.

Hôm 23.6, chính phủ Ấn Độ cũng đề cập đến các biến thể Delta “mang nhiều đột biến khác nhau”, nhưng Delta+ đang được quan tâm nhiều nhất.

Bến thể Delta+ lây nhiễm nhanh hơn hay gây tử vong lớn hơn?

Theo kết quả giải trình tự gene virus SARS-Cov-2 của Ấn Độ, biến thể Delta+ có các đặc tính đáng lo ngại như tăng khả năng lây nhiễm, bám vào tế bào phổi mạnh hơn, làm giảm khả năng phản ứng của kháng thể.

Hiện chưa rõ biến thể Delta+ ảnh hưởng ra sao đến các vaccine đang lưu hành hiện nay. Julian Tang, giáo sư Đại học Leicester, Anh, cảnh báo đột biến có thể giúp biến thể Delta+ “thêm đặc tính né tránh kháng thể sản sinh từ vaccine”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang nghiên cứu và chưa đưa ra kết luận cụ thể. “Ngoài biến thể Delta, thực tế là chưa có biến thể nào mang đột biến K417N mà tạo ra làn sóng lây nhiễm mạnh trên thế giới”, ông Balloux nói.

Biến thể Delta+ đang lây lan như thế nào?

Cho đến nay, biến thể Delta+ đã lây nhiễm ở 11 quốc gia trên thế giới. 200 ca nhiễm được ghi nhận đến thời điểm hiện tại là kết quả của giải trình tự gene. Chưa có dữ liệu cụ thể về mức độ lây lan của biến thể ở các quốc gia này.

Mỹ đang là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm biến thể Delta+ cao nhất thế giới với 83 ca, tính đến ngày 16.6. Anh đang xếp sau với 41 ca nhiễm và Ấn Độ hiện đã ghi nhận 40 ca.

Mặc dù số ca nhiễm biến thể Delta+ vẫn còn hạn chế, các quốc gia như Mỹ, Anh và Ấn Độ đã khuyến cáo đội ngũ y tế thận trọng, cách ly các ca nhiễm mang biến thể Delta+, đẩy mạnh xét nghiệm và truy vết.

Những quốc gia khác ghi nhận các ca nhiễm biến thể Delta+ gồm Canada, Nhật Bản, Nepal, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nga, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ: Biến thể Covid-19 Delta lây lan gấp đôi sau mỗi 2 tuần

Biến thể Delta xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ có thể sẽ là chủng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm chính ở Mỹ và gây ra...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN