Covid-19: 2 nữ nhân viên y tế Trung Quốc cùng chiến đấu tại tuyến đầu, chỉ một sống sót

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Những người mẹ trẻ đã không nói với các con mình rằng họ đã bị nhiễm Covid-19. Thay vào đó, họ chỉ nói: mẹ đang làm việc chăm chỉ để cứu những người bị bệnh.

Y tá Deng Danjing (trái) và bác sĩ Xia Sisi đều là các nhân viên y tế tại tuyến đầu ở tâm dịch Vũ Hán – Trung Quốc. Ảnh: NYTIMES

Y tá Deng Danjing (trái) và bác sĩ Xia Sisi đều là các nhân viên y tế tại tuyến đầu ở tâm dịch Vũ Hán – Trung Quốc. Ảnh: NYTIMES

Y tá Deng Danjing và bác sĩ Xia Sisi đã phải chiến đấu vì sự sống trong chính bệnh viên nơi họ làm việc, sức khỏe suy yếu vì sốt và thở dốc. Từ những nhân viên y tế trên tuyến đầu tại tâm dịch Vũ Hán – Trung Quốc, chỉ trong vài tuần, các chị đã trở thành bệnh nhân nhiễm Covid-19 với tình trạng nguy kịch.

Số phận của y tá Deng và bác sĩ Xia đã phản ánh bản chất khó lường của Covid-19, loại virus tác động khác nhau lên mỗi người, không theo như số liệu trung bình và nghiên cứu khoa học.

2 người phụ nữ này đều có cuộc sống khá giống nhau. Họ cùng 29 tuổi, đều đã lập gia đình và có một đứa con nhỏ mà họ yêu thương.

Chị Deng là một y tá đã làm việc được 3 năm tại Bệnh viện Vũ Hán số 7, thành phố nơi chị lớn lên và cũng là nơi dịch bệnh bùng phát. Mẹ của chị cũng là y tá tại đây, họ thường xem phim và mua sắm cùng nhau vào lúc rảnh.

Chị Xia là bác sĩ khoa tiêu hóa, cũng xuất thân từ một gia đình ngành y. Chị gia nhập Bệnh viện Union Jiangbei vào năm 2015 và là bác sĩ trẻ nhất của khoa. Các đồng nghiệp thường gọi chị là "Sisi bé nhỏ" hay "cô bé ngọt ngào" vì chị luôn tươi cười với mọi người.

Khi Covid-19 bùng phát tại thành phố, những người phụ nữ này bắt đầu phải làm việc trong thời gian dài, điều chị cho một lượng bệnh nhân gần như bất tận. Các chị phải thực hiện biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân. Thế nhưng, họ không chống cự nổi để bị nhiễm bệnh Covid-19.

Và rồi, một người đã bình phục còn một người thì không.

Triệu chứng đến đột ngột

Bác sĩ Xia kết thúc ca trực đêm vào ngày 14-1 sau khi chị kiểm tra cho một bệnh nhân 76 tuổi nghi nhiễm Covid-19. Sau đó 5 ngày, chị bắt đầu cảm thấy không khỏe nên đã nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng ở nhà và nhiệt độ cơ thể khi ấy đã lên đến 38.8 độ C.

Vài tuần sau đó, vào đầu tháng 2, nữ y tá Deng khi đang chuẩn bị bữa tối tại bệnh viện thì mùi thức ăn khiến chị nôn mửa nhưng chị bỏ qua và cho rằng mình bị hao sức vì công việc. Sau khi về nhà tắm rửa, chị cảm thấy loạng choạng và sốt 38 độ C.

Cả hai người phụ nữ đều nhanh chóng gặp bác sĩ và kết quả chụp lồng ngực cho thấy phổi đã bị tổn thương.

Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ thăm khám bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến ở Trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế Vũ Hán. Ảnh: Reuters

Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ thăm khám bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến ở Trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế Vũ Hán. Ảnh: Reuters

Điều trị: ngày thứ nhất nhập viện

Khi nhập viện, chị Deng cố gắng tỏ ra lạc quan. Chị nhắn tin cho chồng, thúc giục anh đeo khẩu trang và rửa dọn chén đĩa bằng nước sôi hoặc bỏ chúng đi. Chị viết: "Em nghĩ sẽ mất khoảng 10 ngày, nửa tháng. Anh hãy cẩn thận nhé".

Dù lạc quan nhưng chị Deng càng ngày càng yếu đi. Mẹ chị đưa thức ăn nhà nấu từ bên ngoài vào khu cách ly nhưng chị không có cảm giác thèm ăn.

Cách đó 29km, tại Bệnh viện Jiangbei, bác sĩ Xia cũng đang cực kỳ mệt nhọc nhưng có dấu hiệu tiến triển chậm. Cơn sốt bắt đầu dịu xuống sau vài ngày và chị có thể thở dễ dàng hơn sau khi được gắn máy thở.

Bác sĩ Xia sau đó đã 2 lần âm tính với Covid-19. Chị báo với mẹ dự tính sẽ xuất viện vào ngày 8-2.

Một bác sĩ đeo kính bảo hộ trước khi đến khu cách ly tại một bệnh viện. Ảnh: Reuters

Một bác sĩ đeo kính bảo hộ trước khi đến khu cách ly tại một bệnh viện. Ảnh: Reuters

Hồi phục: ngày thứ 17

Sau khi kết thúc tuần đầu tiên trong bệnh viện, chị Deng đã giảm sốt và có thể ăn thức ăn của mẹ nấu. Vào ngày 15-2, xét nghiệm chẩn đoán của chị đã âm tính với Covid-19. 3 ngày sau, xét nghiệm lại cho kết quả âm tính một lần nữa và chị có thể về nhà.

Vì TP Vũ Hán bị phong tỏa vào thời gian đó, không có taxi hay phương tiện công cộng, chị Deng đã phải đi bộ một mình về nhà. Chị nhớ lại: "Tôi cảm thấy mình như một con chim nhỏ. Sự tự do đã trở lại với tôi".

Khi chính phủ Trung Quốc kêu gọi các bệnh nhân hồi phục hiến tặng huyết tương mà theo các chuyên gia, chúng có chứa kháng thể giúp điều trị bệnh, chị Deng đã liên hệ với ngân hàng máu của địa phương để quyên góp ngay khi mới về nhà.

Chị dự định sẽ quay lại công việc khi bệnh viện cho phép. Chi nói: "Đất nước đã cứu tôi. Và tôi nghĩ tôi có thể đền đáp lại cho đất nước".

Qua đời: ngày thứ 35

Khoảng 3 giờ sáng ngày 7-2 (giờ địa phương), bác sĩ Xia nhanh chóng được đưa tới phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ luồng ống vào khí quản. Sau đó, lãnh đạo bệnh viện quay cuồng triệu tập một số chuyên gia ở khắp thành phố, bao gồm bác sĩ Peng Zhiyong, Trưởng khoa chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Zhongnan.

Họ gọi cho từng bệnh viện ở Vũ Hàn để mượn thiết bị trao đổi oxi qua màng ngoài cơ thể (ECMO) để tác động vào tim và phổi bệnh nhân.

Tim của bác sĩ Xia bắt đầu đập trở lại. Tuy nhiên, việc tác động trong phổi đã quá nặng, các bác sĩ đã thất bại. Não thiếu oxi gây tổn thương không thể hồi phục. Ngay sau đó, thận ngừng hoạt động, các bác sĩ phải chạy thận cho chị Xia suốt ngày đêm.

Bác sĩ Xia rơi vào tình trạng nguy kịch và qua đời vào ngày 23-2.

Trở lại nhà của chị, đứa con trai nhỏ vẫn nghĩ rằng mẹ đang làm việc. Khi điện thoại reo lên, bé nắm lấy tay bà và reo lớn: "Mẹ, mẹ".

Nguồn: [Link nguồn]

Những bức ảnh đáng chú ý về đại dịch Covid-19 đang làm xáo trộn cuộc sống trên toàn thế giới

Tính tới hôm nay (14/3), với 145.632 ca nhiễm bệnh, 4.613 trường hợp tử vong và 117 quốc gia bị ảnh hưởng, virus corona chủng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Yến (Theo New York Times) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN