Cơ hội và thách thức của ông Erdogan

Năm 2023 không chỉ là tròn 100 năm thành lập nước Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn là tròn 20 năm ông Recep Tayyip Erdogan lên nắm quyền. Năm 1923, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời từ đống đổ nát của Đế chế Ottoman và từng bước phát triển từ “kẻ ốm yếu của Đông Á” thành một cường quốc tầm trung ở ngã ba Âu - Á.

Hệ lụy từ trận động đất thảm họa

Năm 2003, ông Erdogan trở thành Thủ tướng và sau đó là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Và lần này, nếu thành công, ông sẽ đảm đương tiếp một nhiệm kỳ 5 năm.

Ông Recep Tayyip Erdogan thuyết trình trước Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ hôm 18/1/2023.

Ông Recep Tayyip Erdogan thuyết trình trước Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ hôm 18/1/2023.

Ngoài gánh chịu thiệt hại nặng nề về người thì nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng chịu thiệt hại không kém. Tỷ giá hối đoái của đồng USD và lira Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức thấp kỷ lục. Thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ cũng giảm theo. Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (PAGER) ước tính có 34% khả năng trận động đất lần này sẽ gây ra thiệt hại kinh tế từ 1-10 tỷ USD và 30% khả năng gây thiệt hại từ 10 đến 100 tỷ USD. Tổ chức đánh giá rủi ro của Đức (Risklayer) cũng ước tính thiệt hại kinh tế của trận động đất vào khoảng 20 tỷ USD.

Nhìn lại chặng đường đã qua, đảng Công lý và Phát triển (AKP) do ông Erdogan lãnh đạo đã thống trị chính trường nhiều năm qua, nguyên nhân là do đảng này có thành tích xuất sắc giữa các đảng đối lập xảy ra đấu đá nội bộ nên không thể đoàn kết. Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng đồng lira bùng phát vào năm 2018, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, AKP đã mất nhiều thành trì trong cuộc bầu cử địa phương năm 2019, bao gồm thành phố lớn nhất Istanbul và thủ đô Ankara, sự ủng hộ của người dân giảm dần. Sau cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp năm 2017, quyền lực của ông Erdogan được mở rộng hơn nữa, các rào cản thể chế đối với việc tái tranh cử cũng được dỡ bỏ và khung thời gian nắm quyền một lần nữa được kéo dài, các đảng đối lập cuối cùng cũng thức tỉnh, quyết tâm gác lại mối thù và tìm kiếm sự đoàn kết.

Năm 2018, 4 đảng đối lập lớn là đảng Nhân dân cộng hòa (CHP), đảng Tốt đẹp (IYI), đảng Hồi giáo Saadet và đảng Dân chủ (DP) đã thành lập Liên minh quốc gia (Millet Ittifaki), kêu gọi khôi phục chế độ nghị viện và bãi bỏ chế độ tổng thống, hy vọng sẽ dựa vào điều này để kiềm chế AKP và ông Erdogan. Năm 2022, đảng Tương lai (GP) và đảng Dân chủ và Tiến bộ (DEVA) cùng tham gia, thành lập “Bàn tròn 6 bên” (Altili Masa), muốn liên kết đưa ra ứng cử viên tổng thống đại diện cho lực lượng đối lập, đối đầu với ông Erdogan vào cuộc bầu cử tháng 5 sắp tới.

Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đi xuống sau cuộc khủng hoảng đồng lira 2018. Xem xét nguồn gốc của cuộc khủng hoảng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây chỉ là ngòi nổ, mấu chốt vẫn là do Thổ Nhĩ Kỳ là một thị trường mới nổi không thể cạnh tranh với sự thay đổi chính sách thanh khoản của một số nền tài chính lớn. Trong quá trình đối phó với khủng hoảng, ông Erdogan hy vọng hy sinh vật giá và bảo toàn tăng trưởng kinh tế nên đã áp dụng các biện pháp kinh tế cực đoan và kiên quyết giảm lãi suất trước tình trạng lạm phát cao. Kết quả là mặc dù duy trì được tăng trưởng kinh tế ở một mức độ nhất định, nhưng dẫn đến việc đồng lira lao dốc, giá cả tăng vọt và thị trường trái phiếu gần như sụp đổ. Các cuộc biểu tình ở các thành phố lớn như Istanbul đã làm giảm uy tín của ông Erdogan đối với các cử tri thành thị.

Cuối cùng, với trận động đất, ông Erdogan đang đứng trước nguy cơ hứng chịu mũi dùi dư luận. Xét từ nguyên nhân của thảm họa, mặc dù chính quyền không thể ngăn chặn trận động đất cũng như xác định quy mô và cường độ, nhưng họ phải chịu một phần trách nhiệm về con số thương vong nặng nề, đó là hiện tượng phát triển không đồng đều và tình trạng nghèo đói ở đô thị chưa được cải thiện, các tòa nhà cũ không có khả năng chống chịu các trận động đất mạnh. Nhiều ý kiến còn cho rằng, sự mong manh của các tòa nhà không chỉ do yếu tố cũ kỹ mà còn có khả năng có vấn đề tham nhũng trong các hợp đồng xây dựng, mà người phải chịu trách nhiệm không ai khác là các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Chưa phải dấu chấm hết

Mặc dù những suy luận trên là hợp lý, nhưng có thể vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ bởi ông Erdogan không chỉ là một nhà chính trị lão luyện mà còn là một tổng thống có nguồn lực dồi dào.

Trên chính trường, mặc dù các đảng đối lập đã hợp tác với nhau, nhưng vẫn khó có thể uy hiếp được tổng thống. Tháng 10/2022, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua Điều 29 Đạo luật thông tin sai sự thật, theo đó những người công khai phát tán thông tin sai sự thật sẽ phải đối mặt với án tù từ 1-3 năm. Tuy nhiên, tác dụng thực tế của điều luật này có thể chỉ là trấn áp các phương tiện truyền thông độc lập chống AKP và củng cố quyền lực cũng như lợi thế bầu cử của ông Erdogan.

Bên cạnh việc các đối thủ mạnh lần lượt rút lui vì nhiều lý do thì ở cấp độ kinh tế, năm 2022, Tổng thống Erdogan cũng đã đưa ra nhiều chính sách phúc lợi để làm hài lòng cử tri, hy vọng xoa dịu những bất bình của công chúng về lạm phát cao. Trước tiên là trợ cấp cho các gia đình có thu nhập thấp, thành lập quỹ quốc gia để bảo vệ tiền gửi không mất giá, đến cuối năm 2022 lại tăng lương tối thiểu lên 55%, tăng lương công chức lên 30%, trợ cấp các khoản vay cho các doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời bãi bỏ các giới hạn về tuổi nghỉ hưu tối thiểu, giúp 1,5 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ dược hưởng lương hưu ngay lập tức... Tất nhiên, một loạt biện pháp ưu đãi này không thể xoa dịu căn bệnh của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và được cho là không có lợi cho tăng trưởng kinh tế thực sự, nhưng rõ ràng có thể làm tăng lợi thế bầu cử của ông Erdogan.

Với các biện pháp mạnh tay trấn áp đối thủ cùng việc đưa ra các chính sách phúc lợi và khắc phục thiệt hại do động đất, ông Erdogan vẫn là ứng cử viên tổng thống mạnh nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ ở thời điểm này. Tuy nhiên, trong năm 2023 này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chỉ tổ chức bầu cử tổng thống mà còn bầu cử quốc hội. Dù ông Erdogan có cơ hội tái đắc cử nhưng chưa chắc đã khiến AKP giành tỷ lệ ủng hộ cao. Sự bất bình của công chúng do kinh tế sa sút và thảm họa động đất là không thể xem thường.

Nếu ông Erdogan tái đắc cử, nhưng số ghế của AKP giảm mạnh, thậm chí có thể là mất đa số trong quốc hội thì khả năng cầm quyền của AKP sẽ giảm đi đáng kể, trật tự chính trị và những người kế nhiệm thời “hậu Erdogan” có thể phải sắp xếp trước. Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì thế mà có thể sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh chính trị phức tạp và khó lường.

Nguồn: [Link nguồn]

Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập đại sứ Mỹ sau chuyến thăm của Tổng Tham mưu quân đội Mỹ đến Syria

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập Đại sứ Mỹ Jeff Flake để bày tỏ sự không hài lòng và yêu cầu làm rõ chuyến thăm của Tướng Milley tới một căn cứ ở đông bắc Syria.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Thông (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN