3 “quái vật biển” khủng khiếp từng được kỳ vọng giúp Nga thống trị đại dương

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Những “quái vật biển” này từng được kỳ vọng sẽ trở thành thứ vũ khí mạnh nhất của hải quân nước Nga thời Liên Xô.

Thiết giáp hạm Sovetsky Soyuz đang trong quá trình đóng dở thì bị ngừng dự án vô thời hạn.

Thiết giáp hạm Sovetsky Soyuz đang trong quá trình đóng dở thì bị ngừng dự án vô thời hạn.

Theo RBTH, nước Nga thời Liên Xô đạt đến đỉnh cao khoa học – kỹ thuật quân sự, với sự xuất hiện của hàng loạt vũ khí đồ sộ, mang tính chiến lược, như tàu ngầm hạt nhân Typhoon. Nhưng cũng có nhiều dự án thất bại ngay từ khi còn trên giấy vì nhiều lý do.

Thiết giáp hạm uy lực

Vào những năm 1930, giới lãnh đạo Liên Xô muốn chế tạo một hạm đội hùng mạnh hàng đầu thế giới thời bấy giờ. Mọi sự tập trung hướng đến mẫu thiết giáp hạm lớn nhất và mạnh nhất trong những năm 1930.

Tàu thuộc dự án 23 “Liên Xô” có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 270 mét và rộng 38 mét. Tàu được trang bị động cơ 200.000 mã lực, đạt tốc độ lên tới 53 km/giờ, với 1.300 thủy thủ và sỹ quan.

Vũ khí chính của tàu là 3 tháp pháo cỡ nòng 406mm, với trọng lượng mỗi viên đạn lên tới 1.105kg, tầm bắn 46km.

Những thiết giáp hạm này được bọc giáp dày tới hơn 4 mét ở một số vị trí, chống đỡ được sức công phá tương đương 750kg thuốc nổ TNT.

Cục diện chiến trường trong Thế chiến 2 thay đổi chóng mặt, khiến giới lãnh đạo Liên Xô ra lệnh ngừng vĩnh viễn dự án chế tạo thiết giáp hạm khổng lồ, để tập trung cho những loại vũ khí khác thực tiễn hơn.

Không có một thiết giáp hạm hoàn chỉnh nào được hoàn thành, phần thân tàu bị tháo rời để lấy nguyên liệu xây dựng hệ thống phòng thủ ở Leningrad.

Sau Thế chiến 2, Liên Xô cũng không còn tiền khôi phục lại dự án và quốc gia này muốn tập trung cho các vũ khí ở thời đại mới, như tàu sân bay.

Tàu ngầm hạt nhân đổ bộ

3 “quái vật biển” khủng khiếp từng được kỳ vọng giúp Nga thống trị đại dương - 2

Dưới thời Liên Xô, Nga sở hữu nhiều tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa uy lực.

Tàu ngầm hạt nhân thuộc đề án 717 được coi là những “quái vật” đổ bộ đầu tiên của Liên Xô, đem theo binh sĩ , xe chiến đấu vào lãnh thổ đối phương mà không bị phát hiện.

Dự án này được khởi động vào năm 1971. Mỗi tàu ngầm được thiết kế để mang theo tới 20 xe tăng và xe chiến đấu hạng nhẹ. Tàu ngầm cũng được vũ trang bằng thủy lôi, 6 ống phóng ngư lôi và hai pháo 30mm.

Đến giữa những năm 1970, Nga chuyển hướng phát triển tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa, để cân bằng cán cân quân sự với Mỹ. Vậy nên dự án chế tạo tàu ngầm đổ bộ bị ngừng lại vĩnh viễn, giáo sư Vadim Kozulin của Viện Khoa học Quân sự Nga, nói.

Tàu sân bay “khủng” nhất

Tàu sân bay thuộc đề án 1143.7 được thiết kế để cạnh tranh với các tàu sân bay uy lực nhất của Mỹ. Tàu sân bay Liên Xô có thể mang tới 70 máy bay, oanh tạc cơ và trực thăng. Nói cách khác, nó chính là căn cứ không quân nổi trên biển.

Các tàu sân bay của Liên Xô sau này giống chiến hạm mang được máy bay hơn là tàu sân bay thực thụ.

Các tàu sân bay của Liên Xô sau này giống chiến hạm mang được máy bay hơn là tàu sân bay thực thụ.

Tàu có lượng giãn nước 80.000 tấn, so với tàu sân bay Nimitz của Mỹ có lượng giãn nước 90.000 tấn. Con tàu dài 325 mét và rộng 70 mét.

Do không được trang bị động cơ hạt nhân nên tàu chỉ có thể hoạt động liên tục ngoài khơi trong 4 tháng. Con tàu khi đó có thể mang theo các máy bay hiện đại nhất, bao gồm tiêm kích hạm Su-33, trực thăng Ka-27 và máy bay do thám Yak-44.

Các kỹ sư Liên Xô cũng lắp thêm tên lửa chống hạm Granite lên tàu sân bay để tăng cường khả năng phòng vệ.

Liên Xô sụp đổ năm 1991 dẫn đến việc Nga phải tập trung vào các dự án khác trong thời đại mới. Dự án chế tạo tàu sân bay mới bị hủy bỏ, phần thân tàu đã đóng xong bị đem rã lấy phế liệu vào năm 1992.

Cho đến nay, Nga đã có nhiều dự án chế tạo tàu sân bay hạt nhân mới, nhưng vì lý do tài chính và ngành công nghiệp đóng tàu bị tổn hại sau khi Liên Xô sụp đổ nên chưa thể đóng được những con tàu cỡ lớn.

Giây phút sỹ quan Liên Xô cứu thế giới khỏi họa hạt nhân

Chiến tranh hạt nhân chưa bao giờ đến gần như vậy trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba, khi các tàu ngầm Liên Xô trang bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RBTH ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN