Chọn đại học để “học đại”? Đừng phí hoài tương lai vì một tấm bằng

Sau khi Bộ Giáo dục chính thức công bố điểm thi THPTQG, không ít thí sinh hoang mang trước nguy cơ trượt đại học hoặc phải vào trường mình không mong muốn. Thay vì bị động chờ đợi, các bạn có thể tự xác định lối đi riêng cho mình, đó là học để có kiến thức, để xây dựng sự nghiệp chứ không phải theo đuổi một tấm bằng.

Đại học lớn không phải cơ hội duy nhất

Những năm gần đây, ngành IT vẫn luôn thuộc top ngành hot với cơ hội việc làm cao và mức lương đáng mơ ước. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học ngành này vẫn còn là một câu hỏi khi ngày càng có nhiều đơn vị đào tạo mở ra.

Sau khi biết điểm thi THPTQG, những bạn đam mê IT vẫn có nhiều lựa chọn bên cạnh học ĐH

Sau khi biết điểm thi THPTQG, những bạn đam mê IT vẫn có nhiều lựa chọn bên cạnh học ĐH

Theo phổ điểm năm nay, nhiều chuyên gia dự báo điểm chuẩn có thể tăng từ 1-3 điểm khiến cánh cửa vào các trường top trên càng hẹp hơn. Đối với ngành CNTT tại trường top, nhiều người cho rằng phải đạt 27 điểm trở nên mới có khả năng đỗ. Trong khi đó, tại các trường top dưới, điểm chuẩn ngành CNTT chỉ ở mức 18 xét theo học bạ. Nhiều độc giả nhận xét mức điểm này chẳng khác nào “phổ cập đại học” khiến tấm bằng đại học bị hạ thấp giá trị.

Bạn Phạm Trung Thành (Hà Nội) chia sẻ: “Em mới biết điểm và đang rất lo vì không được như kỳ vọng. Em muốn vào ngành CNTT của Đại học Bách Khoa Hà Nội nhưng với số điểm 20, em nghĩ sẽ không còn cơ hội đỗ đại học nữa nhưng chưa biết nên chọn hướng đi nào.”

Với những bạn yêu thích CNTT nhưng chưa may mắn như Thành thì đừng vội từ bỏ vì theo đuổi đam mê là cách hướng nghiệp hiệu quả nhất. Ông Đỗ Cao Bảo, Phó TGĐ Tập đoàn FPT chia sẻ: “Chọn đúng sở trường thì đi làm sẽ thấy như đi chơi và dễ thăng tiến. Ngược lại, nếu bạn không giỏi Toán, thích ca hát mà vì bố mẹ nên phải chọn ngành kế toán thì rất cực khổ, lại khó có thể thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.”

Nhiều bạn đã chọn “đầu quân” vào các cơ sở đào tạo uy tín, chú trọng thực hành để phát triển kiến thức, kỹ năng thực tế. Bạn Nguyễn Hải Dương (Quảng Ninh) cho biết: “Ngay sau khi thi xong em đã biết mình khó có khả năng đỗ được các trường top đầu nhưng cũng không muốn chọn trường top dưới. Vì vậy, em đã chủ động đăng ký học khóa ACN Pro tại Aptech.” Đây được coi là cách tốt nhất để theo đuổi IT mà không cần bằng đại học. Thậm chí, con đường này còn được khuyến khích vì các nhà tuyển dụng đang có xu hướng chú trọng vào thực lực hơn bằng cấp.

ACN Pro – Cánh cửa đến với nghề đắt giá hàng đầu thế giới

Theo thống kê, trong tương lai 3 trong số 5 nghề được trả lương cao nhất đều liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và Khoa học dữ liệu (Data Science). Trong đó, các chuyên viên khoa học dữ liệu sẽ có mức lương cao hơn 36% so với dư báo lương của các lĩnh vực khác.

Thống kê của Glassdoor cho thấy Chuyên gia  Khoa Học Dữ Liệu có thể đạt mức lương bình quân gần 120,000  USD/ năm

Thống kê của Glassdoor cho thấy Chuyên gia  Khoa Học Dữ Liệu có thể đạt mức lương bình quân gần 120,000  USD/ năm

Nắm được xu hướng phát triển này, Aptech cho ra mắt khóa học ACN Pro tích hợp các công nghệ mới nhất, cung cấp cho thị trường nhân lực các lập trình viên với đầy đủ kỹ năng, kiến thức.

Chương trình ACN Pro tích hợp các công nghệ mới nhất, sẵn sàng cho công nghiệp 4.0

Chương trình ACN Pro tích hợp các công nghệ mới nhất, sẵn sàng cho công nghiệp 4.0

Cụ thể, chương trình dành đến 70% thời gian cho thực hành. Sau mỗi module, học viên sẽ được phát triển một dự án thực tế như: dự án ngôn ngữ R,SMAC, Python, dự án sử dụng công cụ Big Data, dự án ứng dụng chatbot và bộ máy đề xuất, dự án thử nghiệm tự động hóa. Hoàn thành chương trình ACN Pro, học viên Aptech có thể đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong lĩnh vực CNTT như chuyên gia khoa học dữ liệu, kỹ sư mô hình hóa dữ liệu, chuyên gia phân tích dữ liệu, kỹ sư máy học, kiểm thử phần mềm di động và kiểm thử tự động hóa…

Phương pháp đào tạo của ACN Pro áp dụng thực hành, tương tác suốt quá trình học

Phương pháp đào tạo của ACN Pro áp dụng thực hành, tương tác suốt quá trình học

Trong quá trình học, đội ngũ giảng viên kinh nghiệm sẽ đóng vai trò dẫn dắt với phương pháp blended learning, kết hợp giữa lý thuyết, online traning và thực hành. Học viên sẽ được củng cố kiến thức thông qua các bài tập lab, thi thử, kiểm tra thực hành, thảo luận và trắc nghiệm. Cùng với đó, nền tảng Onlinevarsity cũng giúp học viên có thể học mọi lúc mọi nơi chỉ cần một thiết bị thông minh.

Sau khi tốt nghiệp, các bạn được phòng hỗ trợ sinh viên tương tác kết nối với doanh nghiệp, để đảm bảo kiếm được việc làm ngay. Theo thống kê 95% học viên Aptech có việc làm ngay sau khi ra trường.

Aptech và Bộ GD&ĐT ký kết hợp tác đào tạo công nghệ 4.0 cho giảng viên đại học

Aptech và Bộ GD&ĐT ký kết hợp tác đào tạo công nghệ 4.0 cho giảng viên đại học

Tai Hội thảo "Giải pháp Đào tạo nhân lực CNTT cho cách mạng công nghiệp 4.0" diễn ra ngày 03/07/2019 vừa qua tại Hà Nội, Aptech và Bộ GD&ĐT đã ký kết hợp tác tổ chức Khóa đào tạo Công nghệ 4.0 cho các giảng viên đại học với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Shamsuddin N. Ladha - Chuyên gia quốc tế hàng đầu về Trí tuệ nhân tạo. Khóa học được kỳ vọng sẽ cung cấp cho Việt Nam đội ngũ giảng viên 4.0 với kiến thức công nghệ mới nhất để trang bị cho sinh viên.

Khẳng định vai trò quan trọng trong công tác đào tạo CNTT tại Việt Nam, liên tục nâng cao uy tín, phát triển vị thế dẫn đầu công nghệ, Aptech chính là điểm đến giúp các bạn trẻ đam mê CNTT sẵn sàng tham chiến trong công nghiệp 4.0, mà không cần có bằng đại học.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN