Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia: Liệu “thu thêm” là giải pháp vấn nạn về lạm dụng đồ uống có cồn?

Cần thiết phải có những qui định trong Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kiểm soát lạm dụng rượu, bia như uống có trách nhiệm, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật và tuyên truyền, giáo dục ở cấp cơ sở để làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về tiêu thụ rượu, bia – ý kiến nhiều đại biểu tham gia hội thảo về “Vai trò và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn” vừa diễn ra tại Hà Nội hạ tuần tháng 6/2018.

Hội thảo lần này có đại diện của các tổ chức xã hội, cơ sở giáo dục và các cơ quan địa phương, ví dụ Trung ương hội phụ nữ Việt Nam, trường Đại học Y dược Huế, Học viện cảnh sát nhân dân… các đại biểu cũng thảo luận về những thách thức mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để thúc đẩy và nhân rộng các sáng kiến của doanh nghiệp trong việc phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.

Đại diện cho Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam (VARD), Luật sư Nguyễn Tiến Vỵ, Chủ tịch Diễn đàn chia sẻ: “Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 244/QĐ-TTg về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các doanh nghiệp rượu châu Á – Thái Bình Dương đã và đang chủ động phối hợp với các cơ quan và tổ chức có liên quan để thực hiện nhiều chương trình và sáng kiến trách nhiệm xã hội nhằm kiểm soát tình trạng lạm dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với một số thách thức về cơ chế chính sách. Ví dụ, Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia hiện đang qui định các cơ sở sản xuất, nhập khẩu rượu, bia sẽ phải đóng góp một khoản bắt buộc từ 0,5% đến 1% theo thời vào một Quỹ nâng cao sức khỏe hay vào ngân sách nhà nước để có ngân sách cho các hoạt động phòng, chống tác hại rượu, bia. Nếu Quốc hội thông qua Dự luật với điều khoản này, các doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục chủ động thực hiện các chương trình về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia nữa mà thay vào đó là chuyển ngân sách cho các hoạt động này vào Quỹ sức khỏe hoặc ngân sách nhà nước để các cơ quan hữu quan sử dụng cho các hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia”.

Tiến sĩ Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cũng cho rằng việc áp dụng các khoản đóng góp bắt buộc hoặc thu thêm thuế không phải là giải pháp cho vấn nạn về lạm dụng đồ uống có cồn. Cần phải có những giải pháp kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm của các loại rượu sản xuất thủ công hiện đang chiếm đến 75% lượng đồ uống có cồn đang tiêu thụ trên thị trường và có mối liên quan trực tiếp đến các vấn đề về sức khỏe và xã hội. Sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, giáo dục ở cấp cơ sở để làm thay đổi hành vi uống thiếu trách nhiệm. 

Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia:  Liệu “thu thêm” là giải pháp vấn nạn về lạm dụng đồ uống có cồn? - 1

Tiến sỹ Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Phan Thị Kim, Tiến sỹ Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát chia sẻ: “Việc yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh, nhập khẩu rượu, bia hợp pháp phải nộp những khoản đóng góp bắt buộc vào một Quỹ Nâng cao sức khỏe hoặc ngân sách nhà nước sẽ không những sẽ không có hiệu quả trong việc giảm tác hại của lạm dụng bia rượu, mà còn khiế n các doanh nghiệp không còn ngân sách và sự chủ động để tiếp tục triển khai các chương trình trách nhiệm xã hội đã được thực hiện rất hiệu quả hiện nay.”

Ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia chia sẻ “Trong thời gian qua, nhiều doanh bia, rượu đã và đang rất tích cực phối hợp cùng Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa nhằm tuyên truyền thông điệp “Đã uống rượu bia – Không lái xe”, các hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân và nâng cao năng lực cho cảnh sát giao thông. Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia đánh giá rất cao những kết quả đã đạt được và hy vọng các doanh nghiệp sẽ tiếp tục cùng phối hợp với Ủy ban và các cơ quan liên quan đầu tư thực hiện nhiều chương trình hơn nữa, để các kết quả được nhân rộng trên toàn quốc”. Một số dự án lớn được kể ra bao gồm Chương trình của Liên minh về Uống có trách nhiệm quốc tế (IARD) tại Việt Nam, Chương trình “Smashed” của công ty Diageo Việt Nam, Chương trình An toàn giao thông dành cho thanh niên – Safe Roads 4 Youth của công ty Pernod Ricard Việt Nam, Chương trình về Uống có trách nhiệm và An toàn giao thông của APIWSA phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và cảnh sát giao thông, Dự án thí điểm Phòng chống và kiểm soát tài xế xe buýt tiêu thụ đồ uống có cồn tại các bến xe buýt phối hợp cùng Bộ Giao thông Vận tải, Cục An toàn giao thông và Tổng cục Đường bộ Việt Nam, và thành lập Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam (VARD)…., đều có tác động tích cực tới xã hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN