Vượt Trung Quốc, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Mặc dù Trung Quốc có nhu cầu mì ăn liền cao nhất thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ mì ăn liền không cao như Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, cá biệt có công ty của Việt Nam xuất khẩu mì ăn liền tăng 300%. Hiện, phở ăn liền và mì ăn liền hiện Việt Nam đang xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Năm 2020, 2021, ngành sản xuất mì ăn liền đóng vai trò quan trọng trong ứng phó với tình trạng khẩn cấp về phòng dịch COVID-19 toàn cầu.

Cụ thể, sự bùng phát dịch COVID-19 đã dẫn đến các biện pháp giãn cách xã hội, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các tự nấu các bữa ăn, dự trữ thực phẩm khô.

Việt Nam đứng thứ ba thế giới về tiêu thụ mì ăn liền. ẢNH: TÚ UYÊN

Việt Nam đứng thứ ba thế giới về tiêu thụ mì ăn liền. ẢNH: TÚ UYÊN

Mì ăn liền với sự tiện lợi, đa dạng về chủng loại, hương vị và giá cả phù hợp đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mặt hàng này.

Khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch COVID-19  tăng 67%.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền gồm các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cũng như thương hiệu quốc tế khác. Điều này vừa tạo nên sự cạnh tranh, vừa mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại, giá cả.

Mì ăn liền có nhiều hương vị, chủng loại, giá phù hợp đã tăng trưởng mạnh mẽ trong  dịch COVID-19. ẢNH: TÚ UYÊN

Mì ăn liền có nhiều hương vị, chủng loại, giá phù hợp đã tăng trưởng mạnh mẽ trong  dịch COVID-19. ẢNH: TÚ UYÊN

Đánh giá về xu hướng tiêu thụ mì ăn liền 2021-2026, Bộ Công Thương cho rằng dưới tác động của dịch COVID-19 kể cả trong giai đoạn phục hồi cùng với xu hướng làm việc từ xa ngày càng tăng.

Việc gia tăng thực phẩm tiện lợi được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển doanh thu mới cho thị trường mì ăn liền toàn cầu. Chủng loại mì thịt gà dự kiến có sức tiêu thụ nhiều nhất, sẽ chiếm thị phần lớn nhất.

Về thị trường tiềm năng, dù Châu Á hiện có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng năm không cao dưới 17%, trừ Việt Nam. Giai đoạn 2022- 2026, dự kiến thị trường Châu Âu có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao nhất từ 15% đến dưới 50%.

Đối với các HS code như 19023030 (miến), 19023040 (mì ăn liền), 19023020 (mì, bún làm từ gạo), 190230 (sản phẩm từ bột nhào khác), 19023090 (loại khác) thuế xuất khẩu là 0%.

Báo cáo nghiên cứu thị trường của Facts and Factors cho hay, năm 2020 doanh thu của mì ăn liền toàn cầu 45,67 tỷ USD và đến năm 2026 dự kiến tăng lên 73,55 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2021-2026, doanh thu mì ăn liền tăng trưởng trung bình 6%/ năm. Qua đó, cho thấy tiềm năng lớn để phát triển kinh doanh mì ăn liền ở thị trường nội địa và thế giới.

Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cũng chỉ ra thị trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020. Tiếp đến là Đông Nam Á với năm thị trường tiêu thụ chính gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, chiếm 25,24%.

Mặc dù Trung Quốc có nhu cầu mì ăn liền cao nhất thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ mì ăn liền không cao như Việt Nam. Nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ ba thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019.

Nguồn: [Link nguồn]

Không thể tiêu thụ nông sản vì dịch COVID-19, nông dân Hà Nội chấp nhận cắt lỗ, “đại hạ giá” chỉ từ 5.000 đồng/kg rau

Do thực hiện giãn cách xã hội, hàng nông sản ùn ứ, người dân xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) buộc phải bán hạ giá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Uyên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN