TQ chi 5 tỷ USD mua mỏ dầu ở Kazakhstan
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa ký hợp đồng dầu mỏ khổng lồ với Kazakhstan trị giá 5 tỷ USD vào ngày thứ 7 vừa qua . Đây là điểm nhấn quan trọng trong chuyến công du châu Á của công để đảm bảo nguồn năng lượng cho đất nước đông dân nhất thế giới này.
Các thỏa thuận của Trung Quốc đạt được
Hợp đồng khổng lồ này sẽ gia tăng sức mạnh của Trung Quốc về nguồn năng lượng, cũng như chặn nỗ lực của Ấn Độ tham gia vào thị phần dầu mỏ, nơi có trữ lượng dầu mới được khám phá lớn nhất trong 5 thập kỷ trở lại đây.
Trung Quốc giành được hợp đồng dầu mỏ quan trọng với Kazakhstan (Ảnh: Reuters)
“Hai quốc gia đã thống nhất về cổ phần của Trung Quốc trong các khoản tiền gửi của Kashagan. Chính phủ Trung Quốc và Kazakh sẽ hỗ trợ hết mình cho thỏa thuận này”. Ông Tập Cận Bình phát biểu ngắn gọn sau cuộc hội đàm nhanh với thủ tướng Kazakhstan.
Các thỏa thuận về dầu mỏ và khí, bao gồm cả việc xây dựng nhà máy lọc dầu tại Kazakhstan là một trong 22 thỏa thuận trị giá lên tới 30 tỷ USD mà hai nước đã đạt được trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
Theo thỏa thuận Kashagan, Kazakhstan sẽ bán 8,33% trữ lượng dầu mỏ ngoài khơi trong vùng biển Caspian của mình cho Trung Quốc với giá khoảng 5 tỷ USD.
Thỏa thuận mua bán đã được ký giữa hai lãnh đạo của công ty dầu khí KazMunaiGas và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) dưới sự chứng kiến của thủ tướng Kazakh và chủ tịch Trung Quốc.
Một quan chức của Kazakhstan phát biểu với Reuters cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng các giao dịch sẽ được đóng vào cuối tháng 9 hoặc cuối tháng 10”.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC cũng sẽ trả 3 tỷ USD để trang trải một nửa chi phí cho giai đoạn 2 của thỏa thuận Kashagan. Giai đoạn này dự kiến sẽ bắt đầu vào sau năm 2020.
Trung Quốc đã tham gia vào một số các dự án dầu mỏ của quốc gia láng giềng có nhiều tài nguyên này, nơi mà diện tích gấp 5 lần Pháp nhưng dân số thì chỉ khoảng 17 triệu người.
Trong tuần này, ông Tập Cận Bình tiếp tục thăm nước láng giếng của Kazakhstan là Turkmeinstan, nơi nắm giữ trữ lượng khí tự nhiên lớn nhất thế giới, để tiếp tục thúc đầy nguồn cung khí và xây dựng đường ống dẫn khí tới Trung Quốc.
Niềm hy vọng của Ấn Độ tiêu tan
Thỏa thuận với Kazakhstan của Trung Quốc đến trong bối cảnh Astana vừa quyết định vào cuối tháng 7 vừa qua sử dụng quyền mua ưu tiên của mình để mua 8,4% cổ phần ở Kashagan mà tập đoàn ConocoPhillips của Mỹ (COP.N) bán với trị giá 5 tỷ USD.
Thỏa thuận mà Trung Quốc đạt được đã khiến kế hoạch gia nhập vào Kashagan của Ấn Độ tiêu tan.
Kazakhstan, nơi có 3% dự trữ dầu thu hồi trên toàn thế giới, đã có những bước dịch chuyển trong vài năm trở lại đây để tăng kiểm soát và đảm bảo gia tăng nguồn thu từ các dự án dầu khí do các đối tác nước ngoài sở hữu.
KazMunaiGas là cổ đông của tập đoàn Kashagan từ năm 2005, và kể từ đó cho đến nay họ đã tăng số lượng cổ phần sở hữu lên gấp đôi, đạt mức 16,81%. Các cổ đông khác của Kashagan gồm có Tập đoàn ENI của Ý, ExxonMobil của Mỹ, Royal Dutch Shell của Hà Lan và TOTF.PA của Pháp, mỗi công ty chiếm 16,81% cổ phần; và công ty Inpex của Nhật nắm giữ 7,56%.
Kashgan và các công ty lân cận khai thác dầu ở phía Bắc biển Caspian ước tính trữ lượng 25 tỷ thủng dầu, với khoảng 9 tỷ đến 13 tỷ thùng dầu thu hồi. Một tập đoàn đa quốc gia đang phát triển ở lĩnh vực này đã đầu tư 50 tỷ USD trong 13 năm qua, khiến nó trở thành dự án dầu mỏ đắt đỏ nhất thế giới.
Trong dự án phát triển của Kashagan, sản xuất sẽ được tăng dần lên, giai đoạn 1 năm 2013-2014 sản xuất ước đạt 180.000 thùng dầu mỗi ngày, tăng lên 370.000 thùng đầu vào giai đoạn 2.