Loài vật là “vàng trắng” của nơi này nhưng là nguồn cơn tội phạm khó đối phó

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Các băng đảng tội phạm ở Nam Phi tìm mọi cách thu hoạch bào ngư bất hợp pháp và nhắm mục tiêu vào các trang trại hợp pháp nuôi loài vật quý giá này, khiến người tiêu dùng gặp nhiều rủi ro.

Một phóng viên có ý định chụp hình ngọn hải đăng lấp lánh trên nền trời đêm đen kịt ở một ngôi làng tại Nam Phi. Tuy nhiên, bức ảnh vô tình chụp một hàng rào an ninh. Việc chụp ảnh chỉ mất vài giây nhưng hành động của phóng viên vô tình đã bị camera quan sát ghi lại.

Một lúc sau, cảnh sát có mặt tại hiện trường và một cuộc thẩm vấn ngắn diễn ra sau đó. Các sĩ quan giải thích với nhiếp ảnh gia rằng họ phải cẩn trọng do đang bảo vệ trang trại bào ngư quý giá bên dưới.

Loài vật là “vàng trắng” của nơi này nhưng là nguồn cơn tội phạm khó đối phó - 1

Lời giải thích của các sĩ quan có vẻ đáng ngạc nhiên đối với người ngoài cuộc. Các quy định bảo đảm an ninh cấp độ cao thường không dành cho các loài động vật thân mềm. Nhưng đối với các thị trấn ven biển trên khắp Nam Phi, bào ngư đã trở thành nguồn gốc của cả sự thịnh vượng và hỗn loạn, tạo việc làm cho hàng nghìn người đồng thời nuôi dưỡng các tập đoàn tội phạm có tổ chức quốc tế.

Nam Phi xuất khẩu hơn 5.000 tấn bào ngư mỗi năm, chủ yếu sang Hồng Kông và các thị trường châu Á khác, nơi nó được gọi là "vàng trắng". Trong số đó, gần một nửa là do săn trộm, theo ước tính của các tổ chức buôn bán động vật hoang dã và các cơ quan chính phủ.

Tác động của việc này đã rất rõ ràng. Haliotis midae - tên khoa học của nó - hay perlemoen, theo cách gọi của người dân địa phương ở Nam Phi, được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Markus Burgener, một sĩ quan cấp cao cho biết, cảnh sát coi việc săn trộm bào ngư là vụ việc nghiêm trọng, ước tính tiến hành khoảng 350 đến 400 vụ bắt giữ mỗi năm. Chỉ riêng trong năm 2019, cảnh sát đã báo cáo các vụ bắt giữ có giá trị vượt quá 1,6 triệu USD, nhưng đó vẫn là một phần nhỏ trong tổng số các vụ việc phạm pháp liên quan đến bào ngư.

Cùng năm đó, cảnh sát báo cáo rằng hai công dân Trung Quốc đã bị kết án vì nhận, bán và vận chuyển bất hợp pháp bào ngư. Họ đồng ý bị trục xuất theo tuyên án cùa Tòa án.

Thị trường "đen" cũng đặt ra một mối đe dọa nổi tiếng đối với thương mại toàn cầu, trong đó có an toàn thực phẩm. Thông thường, ở các trang trại, bào ngư được làm sạch một cách tỉ mỉ, sau đó sấy khô, đóng hộp hoặc vận chuyển sống. Bào ngư săn trộm không nhận được sự chăm sóc tương tự: không có nhà máy chế biến hợp vệ sinh và chuỗi phân phối lạnh, mà thay vào đó là những chiếc bao tải giấu trong bụi rậm, xe bán tải lộ thiên...

Tuy nhiên, cảnh sát đang thua trong cuộc chiến chống lại những kẻ săn trộm và khi thị trường bào ngư phát triển – với xuất khẩu tăng trung bình 8% mỗi năm từ năm 2009 đến 2016 – nó đã trở thành trụ cột của nền kinh tế ven biển, khiến việc triệt phá hoạt động buôn bán bất hợp pháp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Nam Phi có một nền tảng mà các tập đoàn tội phạm quốc tế có thể phát triển mạnh. Thất nghiệp tràn lan, đặc biệt là trong giới trẻ. Năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 32%, với những người từ 15 đến 24 tuổi có tỷ lệ hơn 59%.

Đất nước này cũng đã đối mặt với vấn đề ​​các cơ quan thực thi pháp luật và an ninh quốc gia bị suy yếu do tham nhũng tràn lan. Một cuộc điều tra tư pháp về tham nhũng nhà nước đã công bố kết quả điều tra vào năm ngoái cho thấy các quan chức tình báo hàng đầu tại Cơ quan An ninh Nhà nước đang thông đồng và che chở cho các chính trị gia tham nhũng và sử dụng các dự án tình báo bí mật để bòn rút công quỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiểu hành tinh chứa “mỏ vàng” trị giá gấp 75.000 lần kinh tế trái đất

Một con tàu vũ trụ đang được gửi đi để nghiên cứu một tiểu hành tinh có thể có giá trị gấp 75.000 lần so với toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN