Hàng trăm tấn cá lồng bè ở Kiên Giang ''nghẽn'' đầu ra do dịch COVID-19

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID -19, người nuôi cá lồng bè của huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra. Đến thời điểm này, hàng trăm tấn cá lồng bè đã đến ngày thu hoạch nhưng vẫn còn nằm ngoài khơi do chưa có nơi tiêu thụ.

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, người dân nuôi cá lồng bè ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang như "ngồi trên đống lửa" vì cá đến lứa không xuất bán được, mặc dù giá cá đã giảm sâu từ 15-30%. Không tìm được đầu ra nên các hộ nuôi vẫn phải tốn chi phí cho cá ăn để cầm cự. Có hộ mỗi ngày tốn hàng triệu đồng để mua thức ăn cho cá, nguồn thức ăn cho cá lại khan hiếm nhưng không biết đến bao giờ cá mới có thể tiêu thụ được.

Được biết, toàn huyện Kiên Hải hiện có hơn 200 hộ nuôi, với khoảng 1.120 lồng. Theo ước tính của ngành chuyên môn, huyện Kiên Hải đang tồn đọng sản lượng thủy hải sản rất lớn, riêng cá lồng bè các loại có trên 180 tấn.

Nuôi cá lồng bè ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: P. Vũ.

Nuôi cá lồng bè ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: P. Vũ.

Ông Nguyễn Chiến Thắng - người nuôi cá ở xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải, chia sẻ: "Để mua 1 con cá bây giờ số tiền bỏ ra cả triệu đồng, do vậy bây giờ kiếm người mua cũng khó khăn. Không bán được cá thì cá lại ngày càng lớn thì sẽ không ai mua. Thức ăn hiện tại cũng mua không được. Hiện tại tôi chỉ mong cơ quan có thẩm quyền tiếp cho HTX chúng tôi tìm được đầu ra thôi”.

Trong tổng số 180 tấn cá tồn các loại, cá bớp chiếm số lượng nhiều nhất, với 84 tấn. Đây là loại cá có trọng lượng lớn, phục vụ xuất khẩu, xuất bán cho thị trường TP. Hồ Chí Minh, các nhà hàng, các chợ trong tỉnh. Thông thường cá đạt 4,5kg/con, người dân sẽ xuất bán. Nhưng hiện nay, đa số cá bớp tại huyện Kiên Hải có trọng lượng từ 6,5 kg-7,5 kg/con. Nếu giá bán được 180.000 đồng/kg thì người nuôi cá có thể lời 10 triệu đồng/lồng chưa trừ công chăm sóc.

Bà Võ Thị Thắm, người nuôi ở xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải lo lắng: “Tôi còn tới mười mấy tấn nhưng không có đầu ra, mà cá ăn một ngày 400-500 kg mồi. Bây giờ không có mồi để cho ăn, gặp nhiều khó khăn lắm".

Theo tìm hiểu của PV, nhiều năm liền, nghề nuôi trồng thủy sản ở Kiên Giang đã giúp tăng thu nhập cho hộ gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh chính trị của huyện.

Người dân nuôi cá bớp ở Kiên Giang. Ảnh: Hòa Hội.

Người dân nuôi cá bớp ở Kiên Giang. Ảnh: Hòa Hội.

Hiện nay, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ huyện đăng tải thông tin chi tiết về số lượng, giá cả, sản phẩm lên các trang web trực thuộc sở, ngành, liên hệ một số đầu mối đề giúp huyện tìm kiếm đầu ra nhưng tất cả mới dừng lại ở phạm vi tiêu thụ nhỏ lẻ.

Ông Đặng Tùng Long - Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kiên Hải, cho biết, để tháo gỡ khó khăn về kết nối tiêu thụ nông sản, thuỷ sản trên địa bàn, huyện Kiên Hải cũng đề nghị các cấp, các ngành cùng ngồi lại bàn bạc, tìm phương án giải quyết khó khăn trong từng khâu tiêu thụ. Cụ thể là đầu ra, khâu vận chuyển, liên kết đối với các tỉnh có nhu cầu về tiêu thụ hàng thuỷ sản, tạo mọi điều kiện để người dân tiêu thụ.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi tình hình nuôi trồng thủy sản, nắm bắt thông tin dịch bệnh, dịch hại trong nuôi lồng bè để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguồn: [Link nguồn]

Việt Nam có loại cá từng ”thất sủng”, nay là đặc sản giá đắt, còn bán ra nước ngoài

Trước đây, loại cá này rẻ bèo, không được ưa chuộng vì thịt bở hơn các loại khác, nhưng giờ nó lột xác thành một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Vũ - Nhật Huy ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN