Cửa hàng thời trang “tung chiêu” giảm giá sâu, người mua có thực sự hưởng lợi?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nắm bắt được tâm lý mua sắm của khách hàng, nhiều cửa hàng thời trang đã tung ra những chương trình giải giá sâu, tặng quà khủng để đẩy được sản phẩm tồn kho, thu lại lợi nhuận cao.

Không chỉ riêng vào những tháng khuyến mãi, tuần tri ân, ngày kỷ niệm, các cửa hàng thời trang mới tung ra các chương trình giảm giá. Thực tế cho thấy, trung bình mỗi năm, các cửa hàng này thường tung ra từ  7 đến 8 chương trình giảm giá để kích cầu mua sắm. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, mức giảm giá tại các cửa hàng có thể lên đến 70%. Vậy sự thật đằng sau các chương trình giảm giá này là gì, người tiêu dùng có thực sự hưởng lợi hay không?

Dạo quanh các con phố lớn được gọi là “kinh đô thời trang” như Xuân Thuỷ, Chùa Láng, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch hay các trung tâm thương mại không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh các cửa hàng treo biển giảm giá, xả hàng, đồng giá sản phẩm chỉ từ 79k,…

Các cửa hàng thời trang treo biển giảm giá lên tới 50%.

Các cửa hàng thời trang treo biển giảm giá lên tới 50%.

Phần lớn các cửa hàng tại đây đều tận dụng thời điểm chuyển giao mùa để đồng loạt đưa ra các chương trình giảm “khủng” để thu hút khách hàng và xả được hết những sản phẩm lỗi mốt, tồn kho từ những năm trước.

Theo chia sẻ của chị Bích Phương – nhân viên một cửa hàng quần áo cho biết: “Thời điểm giao mùa là lúc cửa hàng giảm giá sâu nhất và đây cũng là lúc mà lượng hàng bán ra cao hơn so với bình thường”.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của nhiều người, các sản phẩm thời trang được treo lên kệ giảm giá hầu hết đều là những sản phẩm lẻ size, sờn cũ, bị lỗi, bị ố bẩn hoặc đã hết mốt. Trong khi đó, các sản phẩm mới thường không mấy khi giảm giá.

Đa số các sản phẩm giảm giá đều là hàng lẻ size.

Đa số các sản phẩm giảm giá đều là hàng lẻ size.

Theo chị Thu Trang – một người mua hàng chia sẻ: “Khi thấy các cửa hàng đăng tải thông tin giảm giá, tôi cũng hồ hởi đến xem. Tuy nhiên, khi đến tận nơi thì mới biết cửa hàng chỉ giảm giá một số sản phẩm, còn các sản phẩm mới thì không giảm hoặc giảm rất ít. Do vậy, tôi rất hiếm khi mua được hàng giảm giá bởi có cái nhìn ưng ý thì hết màu, hết size hoặc không được giảm”.

Cùng với đó, chị Lan lại chia sẻ kinh nghiệm mua đồ giảm giá của mình: “Trước đây, tôi vẫn thỉnh thoảng mua đồ giảm giá qua mạng vì ngại đến trực tiếp cửa hàng. Tuy nhiên, khi nhận được sản phẩm, tôi thực sự bị thất vọng vì hàng không được như hình, thậm chí có những sản phẩm còn bị may lỗi hoặc dính son. Trong khi đó, cơ chế bán hàng của hầu hết các cửa hàng là hàng giảm giá sẽ không được đổi trả”.

Đặc biệt hơn, một số cửa hàng còn thổi giá sản phẩm lên cao rồi treo biển giảm giá mạnh. Vì thế, theo chia sẻ của một số người mua hàng có kinh nghiệm, khi mua phải so sánh giá trước và sau giảm giá để tránh gặp phải tình trạng mua hàng bị “hớ”

Có thể thấy, các chương trình giảm giá thực chất chỉ là một “đòn” tâm lý, kích cầu tiêu dùng, tăng trưởng doanh thu. Do vậy, trong khi các quy định về khuyến mãi chưa được kiểm soát chặt chẽ, người tiêu dùng nên tình táo, cẩn trọng để tránh “sập bẫy” các chiêu trò giảm giá, khuyến mãi này.

Nguồn: [Link nguồn]

Thị trường xe máy ế ẩm, các hãng đua nhau giảm giá, tặng phí trước bạ

Thị trường xe máy bão hoà buộc các hãng phải giảm giá, ưu đãi nhiều hơn cho khách hàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Yến ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN