Bộ Công Thương lên 2 kịch bản xăng dầu cho năm 2023

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Kịch bản 1 - tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900.000 m3, tấn. Kịch bản 2 - tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760.000 m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.

Bộ Công Thương cho biết, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc họp với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, 35 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu cùng loạt cơ quan trực thuộc để lên kịch bản chuẩn bị nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống cho năm 2023, cũng như góp ý bổ sung, sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83.

Về phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu việc phân giao cần dựa trên con số thực hiện của năm 2022 và tính toán trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trở lên, tương ứng hệ số 1,3-1,4 GDP. Lượng xăng dầu phân giao này tăng khoảng 10% so với số thực hiện của năm 2022.

“Trước nhu cầu thực tế của nền kinh tế, cần phải có phương án 2 để chủ động trong mọi tình huống. Phương án này phải cao hơn phương án 1, tăng 15% so với số thực hiện của năm 2022” - ông Diên yêu cầu.

Đại diện các doanh nghiệp đầu mối cũng đồng tình với việc dự kiến phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 tăng thêm so với số đăng ký của các doanh nghiệp nhằm bảo đảm cho nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2023.

Về thực hiện tổng nguồn phân giao, ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) - cho rằng, nên có sự phân giao theo quý, tháng để kiểm soát việc tổ chức, tiến độ thực hiện. Theo đó, các thương nhân đầu mối phải bình đẳng, trách nhiệm đều như nhau.

“Các phương án liên quan đến tỉ lệ tăng trưởng so với 2022, theo gợi ý của Bộ trưởng đảm bảo sự an toàn trong việc điều hành, Petrolimex thống nhất với phương án 10% và 15%” - ông Năm nói.

Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) Nguyễn Đăng Trình cho rằng, cơ quan quản lý nên xem xét tổng nguồn năm 2023 tăng trưởng phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và khả năng cung ứng thị trường.

Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản để đảm bảo nguồn cung cho năm 2023.

Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản để đảm bảo nguồn cung cho năm 2023.

Đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trước đây, việc phân giao được thực hiện cho cả năm. Bộ Công Thương vẫn thường xuyên rà soát theo tháng, quý, 6 tháng, thậm chí rà soát từng thời điểm nếu xảy ra biến cố bất thường. Năm 2022 vẫn rà soát như vậy. Từng thời điểm có thể rà soát lại, nếu phân giao cần thiết phải tăng thì tăng, nhưng nếu tính đến thời điểm đó, có thể điều chỉnh giảm. Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là nguồn cung được đảm bảo.

“Các doanh nghiệp đầu mối nên có phối hợp với nhau để đảm bảo nguồn cung. Việc phân giao là bước đầu, năm 2023, Bộ Công Thương thực hiện phân giao theo quý, tháng, Bộ Công Thương không cứng nhắc. Nếu đảm bảo đủ nguồn cung thì không bắt phải nhập”- ông Hải cho hay.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp có kế hoạch dự phòng về tổng nguồn đăng ký và lượng nhập trong nước và nhập khẩu trong trường hợp hai nhà máy Bình Sơn và Nghi Sơn thực hiện bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng như mọi năm.

Từ đóng góp ý kiến của các đơn vị và doanh nghiệp đầu mối, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023.

Theo đó, kịch bản 1 - tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900.000 m3, tấn. Kịch bản 2 - tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760.000 m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.

“Trong phân giao này cần tách bạch tương đối giữa sản lượng nhập khẩu và mua hàng sản xuất trong nước. Nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực thì liên kết với nhau để nhập. Từng doanh nghiệp phải có sản lượng nhập để khẳng định trong mọi tình huống có nguồn cung ra thị trường” - ông Diên đề nghị.

Người đứng đầu ngành công thương cũng đề nghị các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên báo cáo phản ánh những chi phí thực tế phát sinh để cập nhật với Bộ Tài chính. Ngày 20 hàng tháng, Bộ Tài chính sẽ rà soát các chi phí này. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của các thương nhân đầu mối. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đầu mối thương nhân ngày càng phải cao hơn.

“Bắt đầu từ ngày 1/1/2023, sẽ thống nhất quản lý hệ thống kinh doanh xăng đầu đối với doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối bằng công nghệ số, do Bộ Công Thương chủ trì. Dự kiến tháng 12 sẽ có buổi tập huấn thống nhất việc ứng dụng phần mềm quản lý xăng dầu” - Bộ trưởng Công Thương cho hay.

Rà soát, đề xuất sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83

Tại cuộc họp, vấn đề sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 cũng được đưa ra bàn thảo. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, rất cần sự khẩn trương và quyết liệt của các đơn vị có liên quan.

“Ngay trong chiều ngày 21/11, Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ về Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95 và Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, nêu cụ thể về đối tượng, phương thức và thời gian lấy ý kiến” - ông Diên cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Kiến nghị Thủ tướng rút ngắn kỳ điều chỉnh giá xăng dầu chỉ còn 3-5 ngày

Rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh giá xăng dầu còn từ 3-5 ngày, đảm bảo chiết khấu tối thiểu 500 đồng/lít cho cây xăng lẻ, gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp… là các giải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tuyên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN