Trận đấu nổi bật

hubert-vs-jack
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
2
Jack Draper
0
alexander-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
2
mariano-vs-holger
Mutua Madrid Open
Mariano Navone
1
Holger Rune
2
borna-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Borna Coric
0
Alexander Zverev
2

US Open: Khi người Mỹ lạc lối

Trong khi điều thần kỳ để Roddick làm được tương tự như Sampras, vô địch US Open trong lần cuối cùng đánh giải trước khi gác vợt, là rất khó xảy ra, thì tất cả các tay vợt Mỹ khác đều đã rời cuộc chơi trước vòng tứ kết.

*Roddick sống sót và thoi thóp

Không thể đổ lỗi trọng tài dây quyết định bắt lỗi chân trong thời điểm khắc nghiệt của trận đấu đã dẫn tới thất bại của John Isner. Bản thân tay vợt có chiều cao khổng lồ 2m06 này sau khi kiềm chế được nỗi tức giận bộc phát cũng nhìn nhận việc Philip Kohlschreiber thắng sau 5 set là xứng đáng.

Với một tay vợt sống dựa vào cú giao bóng và còn chưa đủ bản lĩnh để xử lý các cú trái dọc dây ở thời điểm quan trọng của các game hay set đấu thì việc chơi khá thụ động, thiên về chờ cho đối phương mắc sai sót là một sai lầm chí mạng.

Mardy Fish nếu không có vấn đề về sức khỏe đến nỗi phải rút lui khỏi giải đấu sau khi thắng Simon (Pháp) thì sao? Tin rằng không có nhiều người đặt cửa chọn Fish thắng Federer nếu như người ta không đưa ra một tỉ lệ chấp "một đứt" hoặc hơn thế. Mà chọn người vào vòng sau ở các giải đấu lại chưa từng tính theo kiểu cá độ cờ bạc.

Cũng nên biết là thất bại của người Mỹ ở các giải Grand Slam, trong đó có trên chính nước Mỹ đã kéo dài quá lâu rồi. Lần cuối cùng một tay vợt nam của Mỹ vô địch Grand Slam đã xảy ra từ mãi năm 2003 với chính thành công của Roddick.

Xin đừng so sánh với người Anh với gần tám thập kỷ tay trắng hay người Pháp đã chờ đợi tới ba thập kỷ sau ngày Nick Noah đăng quang ở Roland Garros 1982. Vì tennis Mỹ xem ra mới thực sự tiêu biểu cho cái gọi là "chủ nghĩa ngoại lệ" (American exceptionalism) mà qua bao đời nay người Mỹ phần đông vẫn tin nó giống như một chân lý. Và vì với 51 lần kể từ Kỷ nguyên Mở, Mỹ giành nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên bảng vàng chủ nhân của các cúp Grand Slam.

US Open: Khi người Mỹ lạc lối - 1

Người Mỹ chỉ còn mỗi Roddick tại US Open 2012

* Sai lầm chiến lược

Mới đây, làng tennis Mỹ vừa choáng váng, vừa tức tối và vừa khấp khởi hy vọng khi xem một quảng cáo trên truyền hình, rằng "Bạn muốn biết thành công của quần vợt Tây Ban Nha, và muốn thành công giống họ, câu trả lời có thể tìm thấy ở Florida".

Số là học viện tennis Sanchez Casal vừa mới mở một chi nhánh ở Florida, một bang ở miền Đông Nam nước Mỹ và cực kỳ nổi tiếng với toàn thế giới vì nó hiện đang có học viện IMG Bolletieri .

Nó giống như một cuộc xâm lăng, chạm vào đáy lòng tự ái của tennis Mỹ. Nhưng người Mỹ vẫn phải tìm hiểu và tiếp cận với học viện Sanchez Casal đang tái lập một phần nào đó sự thành công trong việc kiểm soát của họ khi mà các triết lý của người Mỹ dường như đã trở nên lỗi thời và các phương pháp đào tạo, huấn luyện của họ đã "tạm ngừng" việc sản sinh ra các tài năng.

Bất chấp một thực tế là hầu hết các tay vợt "Made in USA" đều có cú giao bóng rất hay cùng xu hướng lên lưới, dù là nam hay nữ, đủ để gây sức cho đồng đội, nhưng tennis hiện đại giờ đây có triết lý và cách thức huấn luyện được những tay vợt trả giao bóng kỳ tài và có các cú passing đủ để chống lại cách chơi volley.

Nền tảng cho thành công của các tay vợt Tây Ban Nha nói riêng và châu Âu nói chung chính là việc đa số sân tennis ở các nước này là đất nện.

Đất nện rèn luyện cho các tay vợt chơi bóng quan tâm tới chiến thuật nhiều hơn, bền bỉ hơn, xử lý bóng xoáy, tầm cao tốt hơn - toàn những phẩm chất mà các ngôi sao tennis hàng đầu hiện nay đều có.

Federer cũng từng hàng ngày gắn bó với sân đất nện khi anh còn chưa tới 18 tuổi, rồi sau đó mới đạt tới những thành công tột bực trên các mặt sân khác nhau.

Djokovic lớn lên ở Serbia và sang Đức học cũng đều cho thấy anh ta đi từ và đến những cái nôi của các sân đất nện.

Andy Murray từng có hai năm học chơi trên sân đất nện (theo sự chỉ đạo của Mỹ) ở Barcelona khi anh mới 13 tuổi.  

* Một thử nghiệm thất bại 

US Open thực ra cũng từng tổ chức trên mặt sân đất nện (và cỏ), rồi sau đó mới chuyển về trung thành với mặt sân cứng.

Người Mỹ sáng chế ra một loại sân đất nện khác so với màu đỏ của châu Âu và cũng không giống với đất nện màu xanh mà Madrid Masters vừa khai sinh ra đã bị khai tử. Một dạng sân đất nện màu xám xịt được đặt tên là Har-tru clay court.

Bóng trên sân đất nện này nảy không cao như đất nện truyền thống, và độ trượt trên mặt sân của nó cũng khác hẳn.

Vì thế, sân đất nện Har-tru này được sử dụng rộng rãi trên toàn nước Mỹ, cho các CLB có thẻ hội viện phải trả tới 48 ngàn USD, hay ở các sân công cộng mà mọi người dân đều được chơi miễn phí.      

Xem ra, đã tới lúc người Mỹ phải tìm lại cho mình một lối đi có thể dẫn họ trở lại với đỉnh cao vinh quang.

Jack Sock, Donand Young, Harrison... (nam) hay Stephens, Oudin... (nữ) là những tay vợt trẻ của Mỹ, nhưng họ đều bị loại từ khá sớm ở US Open lần này. Thật khó để trông chờ một thế hệ như thế trưởng thành lê để có thể túm tay với ánh mặt trời sau đó ban phát cho mọi người khác.  

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN