Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
-
Gregoire Barrere
-
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
-
Jack Draper
-
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
-
Jasmine Paolini
-
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
-
Tomas Martin Etcheverry
-
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Thu nhập tuyển thủ QG không bằng osin

Ngay cả các tuyển thủ hàng đầu, đang trong thời gian tập huấn ĐTQG cũng chỉ nhận vỏn vẹn 3,6 triệu đồng/tháng.

Lao động đặc thù, thu nhập phổ thông

Chẳng phải trên thế giới mà chính Việt Nam cũng đã thừa nhận thể thao là một nghề đặc biệt, mang tính lao động đặc thù. Chuyện tìm kiếm, nuôi dưỡng tài năng thể thao vô cùng lâu dài, gian khổ. Thế nhưng như một nghịch lý có thật, ngay đến các tuyển thủ - những người đã vượt lên từ hàng trăm, thậm chí cả ngàn đồng đội để đạt tới trình độ đại diện quốc gia tranh tài quốc tế lại chỉ có thu nhập… siêu phổ thông, chỉ ngang với người giúp việc. 

Vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu Bộ VH, TT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách đối với VĐV. Đồng thời, Bộ VH, TT&DL chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách khác đối với VĐV nếu cần thiết.

Theo chế độ hiện hành, tất cả thu nhập của họ chỉ trông vào tiền công cho từng buổi đổ mồ hôi sôi nước mắt trên sân tập, với mức 150.000 đồng/ngày. VĐV tập ngày nào tính ngày đấy, nghỉ vì bất cứ lý do gì cũng bị cắt công, mà khổ nỗi còn phải trừ thêm 4 ngày Chủ nhật cho dù họ vẫn thường xuyên phải luyện tập, thi đấu bình thường.

Tính ra khi hết tháng, một tuyển thủ quốc gia cao nhất chỉ nhận được 3,6 triệu đồng, chưa kể thực tế chung cũng chỉ dao động trên dưới 3 triệu đồng  vì rất ít ai tập đủ 26 ngày. Càng đáng nói hơn, trước đây khi lên Tuyển, họ vẫn được giữ nguyên những gì đang hưởng ở địa phương song từ năm 2006 do quy định mới cũng bị cắt luôn, thành ra thu nhập chỉ còn chằn chặn nguồn “tiền công” 150.000 đồng/ngày.

Trong khi đó, hầu hết các tuyển thủ quốc gia chủ yếu sống xa nhà, chi phí nhiều, nên 3,6 triệu đồng không thể đáp ứng nhu cầu cá nhân trong thời điểm bão giá hiện tại. Thế nên mới có chuyện bi hài, hàng loạt tuyển thủ có khi cả năm mới “dám” về thăm nhà một lần, “tránh” đi đám cưới bạn vì không có tiền.Không ít VĐV dù rất tâm huyết cũng phải từ chối lệnh triệu tập vì lên Tuyển áp lực lớn, đòi hỏi cao mà thu nhập không đảm bảo cho bản thân chưa nói đến hỗ trợ gia đình.

Thu nhập tuyển thủ QG không bằng osin - 1

Các đầu bếp đang chế biến thức ăn cho VĐV

200.000 đồng/ngày, ăn gì cho hết hay chỉ đủ no?

Khi bàn bạc về việc nâng chế độ dinh dưỡng cho VĐV, không ít đại diện của các ngành khác “chất vấn” ngành thể thao rằng tuyển thủ quốc gia: “Ăn gì mà hết những 200.000 đồng/người/ngày?” .

Những vị công chức này còn lấy mức ăn của chính mình, của người dân nói chung để cho rằng mức tiền này là quá đủ. Có người còn quả quyết rằng, với mức này, chẳng biết VĐV có thể ăn gì cho hết tiêu chuẩn. Khi đại diện ngành thể thao lấy dẫn chứng mức ăn của VĐV Việt Nam kém cả Lào, chỉ bằng một nửa của Thái Lan, Malaysia mọi người mới... tạm tin.

Ngay cả các nhà quản lý còn nhìn nhận như vậy hỏi làm sao các VĐV qua các thế hệ, suốt nhiều năm qua cứ mặc nhiên phải ráng chịu. Bất chấp điều kiện vật giá tăng phi mã, mức ăn cho tuyển thủ quốc gia vẫn dậm chân tại chỗ. Chính xác trong 10 năm qua, mới có 3 lần được điều chỉnh, từ 60.000 đồng lên 120.000 đồng và giờ đây là 200.000 đồng/người/ngày. Tiếng là tăng song thực chất so với trượt giá lại là giảm, khoảng 10%.

Cụ thể với mức 200.000 đồng, dù hiện tại bếp ăn các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia đã xoay xở, cân đối song mới chỉ đáp ứng việc ăn cho đủ no của các tuyển thủ. Thậm chí, ở một số môn có nhu cầu dinh dưỡng cao, như: Vật, cử tạ, điền kinh... còn xảy ra hiện tượng tuyển thủ kêu than chuyện thiếu chất, thiếu năng lượng khi trong thực đơn cơm, rau nhiều hơn thực phẩm chất lượng cao.

Như thừa nhận của Giám đốc Trung tâm HLQG Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng - nơi đang chăm lo cho 700 tuyển thủ của 30 môn chuẩn bị SEA Games 27 - thì chưa dám nghĩ đến chuyện phục vụ bữa ăn theo đặc thù các môn do định mức tài chính “hẻo”.  Từ năm 2012, Trung tâm còn thu lại 10.000 đồng từ tổng số 200.000 đồng trước đó được trích ra mua nước uống, để “dồn” hết cả cho việc ăn.

Chuyện ăn đã vậy, thuốc men và y tế còn là gì đó quá xa xỉ. Các VĐV quanh năm chỉ được cấp nhỏ giọt thuốc, vitamin dùng cho có bổ, khi nào ốm đau hay chấn thương mới lại được quan tâm chu cấp.

Với các phúc lợi khác, từ bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động đến học hành, giới VĐV đều chỉ đang được đáp ứng mức thấp nhất, có lẽ là tối thiểu so với quy định chung. Chưa kể rằng, tình trạng hễ VĐV nghỉ thi đấu là coi như “trắng tay” vẫn phổ biến do Việt Nam chưa có chính sách thôi nghề với các VĐV.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi (Giao thông vận tải)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN