Khi quỹ thời gian đỉnh cao của Ánh Viên cạn dần

Tay bơi nữ Nguyễn Thị Ánh Viên được xem là hiện tượng của thể thao Việt Nam nói chung và bơi lội nói riêng.

Vừa qua, tại Asiad 18 thì người hâm mộ thất vọng một, lãnh đạo ngành thể thao thất vọng mười, còn chính Ánh Viên thì thất vọng với chính mình hơn rất, rất nhiều lần vì thất bại.

Bốn năm trước, ở Asiad 17, Ánh Viên là một cô bé ngây ngô thích xuống nước tung tăng và không chịu một áp lực gì ngoại trừ việc cứ xuống nước là “quẩy” hết mình. Bốn năm sau, Ánh Viên chịu quá nhiều áp lực. Nào là phải có huy chương, phải là thành tích trên HCĐ đã đạt được bốn năm trước và thậm chí là nếu… sẽ mở ra trang sử mới cho lịch sử bơi lội Việt Nam.

Khi quỹ thời gian đỉnh cao của Ánh Viên cạn dần - 1

Ánh Viên thất vọng với chính mình nhưng ngành thể thao vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao ở tuổi 22 Ánh Viên tụt lại quá xa so với tuổi 18. Ảnh: HUY PHẠM

Bốn năm qua với những chuyến tập huấn miệt mài chỉ hai thầy trò bên Mỹ với ăn và tập và thậm chí là phải ăn đúng, phải tập đủ, phải “vắt” kiệt và phải đáp ứng được tất cả những gì mà ngành thể thao đầu tư để Ánh Viên trở thành người hùng ở Asiad 18 và xa hơn nữa là Olympic…

Tại Asiad 18, Ánh Viên đạt thành tích cự ly ruột 400 m hỗn hợp 4’42”81 (so với Asiad 17 bốn năm trước là 4’39”65 và Olympic 2016 là 4’36”85). Như vậy, Ánh Viên đã không tiến mà còn lùi lại quá xa.

Cũng có những ý kiến phân tích là kiểu tập huấn một thầy một trò theo nhau suốt thời gian dài thật dài thì sẽ đạt đến ngưỡng nào đó rồi đi xuống. Vì thế cần phải có một tác động để bẩy cô gái vàng này tiếp tục lên cao nữa hay có một sự đột biến trong thể thao khi vào độ chín.

Nhưng cũng có ý kiến dù là thiểu số nói rằng nếu rời thầy Đặng Anh Tuấn thì Ánh Viên sẽ bị sốc rất nhiều vì đã quen với kiểu một thầy một trò tự lo cho nhau suốt thời gian dài và cả nơi đất khách quê người.

Ngành thể thao thì chưa có những phân tích thấu đáo hay nói đúng hơn là chưa đủ khả năng để phân tích từ một hiện tượng như Ánh Viên, rồi đến lúc chựng lại cứ như chọn sai điểm rơi thì phần lớn lại nghiêng về yếu tố một thầy một trò.

Thất bại của Ánh Viên ở Asiad không phải là kết thúc của một tay bơi đã lên đỉnh nhưng để hiểu thì cần những phân tích khoa học và kể cả tâm, sinh lý.

Nói như phó trưởng đoàn thể thao Việt Nam Nguyễn Trọng Hổ là “50 năm nữa thể thao Việt Nam cũng không có một Ánh Viên thứ hai” nhưng đã bao giờ ngành thể thao Việt Nam xác định theo các phương pháp lý luận và khoa học rằng vì sao chúng ta có Ánh Viên. Kể cả khi Ánh Viên thất bại thì các phân tích cũng chỉ là kiểu kết luận theo thói quen và theo cảm tính.

Năm nay Ánh Viên đã 22 tuổi (nhỏ hơn HCV Asiad, Ohashi Yui người Nhật ở nội dung 400 m hỗn hợp, một tuổi) và đấy chính là tuổi còn nhiều khả năng, còn phát triển tố chất. Bây giờ thì quỹ thời gian đỉnh cao của Ánh Viên không còn nhiều nữa bởi một Olympic, một Asiad nữa thì sẽ qua thời đỉnh cao.

Để Ánh Viên sẽ hiện thực hóa ước mơ vươn tầm châu lục thì đừng lãng phí thời gian với kình ngư này nhưng trước hết phải “bắt đúng bệnh” mà nhà vô địch đang gặp phải.

Sa sút của kình ngư Ánh Viên: Tắc trách đến thế là cùng

Sự sa sút của kình ngư Ánh Viên có nguyên nhân trực tiếp từ quá trình tập huấn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Trường ([Tên nguồn])
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN