Trận đấu nổi bật

taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
2
Jack Draper
1
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
2
Jasmine Paolini
1
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
0
Cristian Garin
2
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
2
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
2
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
2
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
1
Dusan Lajovic
2
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
2
Coco Gauff
1
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
2
Mirra Andreeva
0

Giấc mơ tennis Việt: Lý Hoàng Nam còn có thể vươn tới đâu?

3 năm 3 lần tham dự Vietnam Open, một giải cấp ATP Challenger, Hoàng Nam chỉ thắng được 1 trận.

Video Hoàng Nam vô địch F3 Thái Lan 2017:

Vietnam Open thuộc ATP Challenger, cấp độ tiệm cận với ATP Tour và cao hơn so với ITF Mens Futures. Đánh ở Challenger nhiều nhất là Top 200 đến Top 500 và có những tay vợt trong Top 100, thậm chí Top 50 – những người đánh giải lớn bị loại sớm nên đăng ký vào giờ chót, hoặc xuất hiện vì thỏa thuận tài trợ.

Giấc mơ tennis Việt: Lý Hoàng Nam còn có thể vươn tới đâu? - 1

Tay vợt hàng đầu Việt Nam, Lý Hoàng Nam

Challenger vì thế nhiều thử thách, là thước đo chuẩn mực cho các tay vợt muốn có những bước tiến trong sự nghiệp chuyên nghiệp.

Và vì thế, phần thưởng cho nó cũng không tệ, ít nhất là về điểm số. Chỉ cần một trận thắng vòng 1 ở Vietnam Open mang lại cho Hoàng Nam 8 điểm, gần bằng với cả số điểm phải vào tới chung kết ở Mens Futures (10 điểm).

Tham dự Challenger cũng không dễ dàng. Giải đấu ở TP HCM do Liên đoàn Quần vợt Việt Nam tổ chức. Chủ nhà có quyền chọn bất cứ ai để trao cho 3 suất đặc cách. Hai năm trước do thứ hạng còn thấp, Hoàng Nam cũng được ưu tiên vào thẳng vòng chính.

Thiên thời và địa lợi như thế nhưng Hoàng Nam không giành được kết quả khả quan, chỉ thắng được một trận sau 3 năm tham dự.

Trận thắng đó năm 2016, Hoàng Nam may mắn bốc thăm được Tabattruong, tay vợt Việt Kiều Pháp ít tên tuổi ở vòng 1. Giành được 8 điểm năm ngoái, Hoàng Nam đạt được cột mốc mới trong sự nghiệp là vào Top 700, trong khi năm 2015 anh đứng ngoài Top 1000. 

Còn 2 lần khác, Hoàng Nam đều thất bại ở vòng 1. Năm 2015 anh thua James Duckworth. Năm nay, Hoàng Nam thua Go Soeda, cựu Top 100 thế giới và từng chơi đủ 4 Grand Slam khác nhau (một giấc mơ của nhiều tay vợt châu Á).

Đến với giải lần này, Hoàng Nam ngấp nghé Top 500 sau khi đã từng leo lên tới vị trí thứ 464 – cao nhất với một tay vợt Việt ở Kỷ nguyên Mở. Đó đã là một bước tiến trong một chiến lược leo cao trên bảng xếp hạng ATP. Nhưng so với những người đã đánh bại Nam, con số đó rõ ràng chưa là gì cả.

Chưa là gì không chỉ ở thứ hạng mà còn ở trình độ và băn khoăn cho con đường tennis chuyên nghiệp của Hoàng Nam. Nếu so sánh Nam với các tay vợt có mặt ở Vietnam Open, là những người từng cọ xát, hoặc sát cánh với Hoàng Nam nhiều lần trước đây, chúng ta lại có cơ hội để nhận ra những sự thật khác.

Akira Santilla và sự chậm trễ của Hoàng Nam

Akira Santilla, người từng nhiều lần cạnh tranh trực tiếp với Lý Hoàng Nam ở các giải Mens Futures cách nay 2 năm giờ đã ở một tầm mức khác, đứng 148 thế giới. Santillan vào tới bán kết của Vietnam Open và chỉ thua Youzhny vài đường bóng khi tỉ số của trận đấu là 7-6, 4-6 và 3-6.

Ngay sau Vietnam Open, Santilla lại lên đường tham dự một giải Challenger khác, trong khi đấu trường chính trong suốt ba năm qua của Hoàng Nam là Mens Futures có chất lượng cạnh tranh không cao khi tổng tiền thưởng của cả giải chỉ khoảng 15 ngàn USD.

Hai giải Challenger khác tổ chức ở Hàn Quốc mà Hoàng Nam tham gia trong năm nay, anh đều phải đánh vòng sơ loại và đều thất bại, không thể bước vào tới vòng chính thức.

Giấc mơ tennis Việt: Lý Hoàng Nam còn có thể vươn tới đâu? - 2

Hoàng Nam chưa có sự phát triển vượt bậc

Năm nay Hoàng Nam có được một chức vô địch, ở giải Mens Futures tổ chức tại Thái Lan sau khi vượt qua hàng loạt tay vợt đến từ Australia và Pháp, trong đó có Yannick Jankovits, người Pháp lúc ấy ở trong Top 500. Nhưng Jankovits trong năm nay cũng từng thua cả Tabattruong và nhiều lần không qua nổi vòng sơ loại Challenger.

Vậy, phải chăng thứ hạng 12 thế giới trẻ cách nay 3 năm của Hoàng Nam không có giá trị gì sao? Và cả chức vô địch đôi nam đoạt cùng với Sumit Nagal ở Wimbledon trẻ năm 2015 có ý nghĩa gì cho hiện tại và tương lai nữa không?

Điển hình của cựu số 1 Yuki Bahmbri và tiềm năng Hoàng Nam

Hãy lấy ví dụ của Yuki Bahmbri người Ấn Độ cũng đã có mặt ở TPHCM tuần trước. Bahmbri năm 2009 đã vô địch đơn nam trẻ ở Australian Open và từng đứng ở ngôi vị số 1 trẻ thế giới, và tới năm 2010 được đánh giá như là một trong số những tay vợt xuất sắc nhất của thế hệ kế tiếp bên cạnh những Dimitrov, Harrison, Janowics…

Nhưng Bahmbri đến giờ mới giành được 5 giải Challenger, mới xuất hiện ở một trong 4 giải Grand Slam (là Australian Open). Bahmbri ở TPHCM đã thua John Millman ở tứ kết và mục tiêu Top 50 thế giới có vẻ như rất xa vời.  

Vấn đề của Bahmbri là sự lãng phí tài năng trong sự ca tụng và tôn vinh quá sớm, không có HLV giỏi dẫn dắt và mất phương hướng khi tìm phương thức tiếp cận với tennis đỉnh cao.

Tức là ngay cả những gương mặt tiềm nặng hàng đầu của tennis trẻ thế giới cũng gặp khó khăn khi phát triển sự nghiệp chuyên nghiệp. Và Hoàng Nam đứng mãi ở đẳng cấp ổn định cho vòng 3, hay tứ kết của Mens Futures không phải là bất ngờ.

Ở trận thua trước Go Soeda, Hoàng Nam cho thấy anh luôn thua đối thủ một khoảng cách nhất định trên mọi phương diện. Serve yếu hơn. Cú quả từ cuối sân không đủ nặng. Thường gặp khó khăn khi đối phương tăng lực.

Lý giải là do thể trạng? Nhưng thể trạng không hoàn toàn là vấn đề chiều cao. Hoàng Nam cao 1m75 không phải là bất lợi, vì nhiều tay vợt hàng đầu thế giới cũng chỉ cao 1m75, hoặc thấp hơn như David Ferrer, thậm chí Diego Schwartzman chỉ cao 1m7.

Màn trình diễn ở Vietnam Open cho thấy Hoàng Nam thiếu sức mạnh, thiếu tốc độ. Khi tennis thế giới chứng kiến Justin Henin đương đầu với Serena Williams, tay vợt nhỏ bé người Bỉ ngoài kỹ thuật hoàn hảo, thì cơ sở để cô chống đỡ được những cú bóng nặng ấy là nhờ có một thân trên lý tưởng.

Khi thế giới thấy Ferrer đứng vững trong Top 10 ATP nhiều năm, tay vợt người Tây Ban Nha cho thấy anh có một bộ chân tuyệt vời và cũng có một thân trên lý tưởng để chơi thứ tennis đầy sức mạnh.

Khi xem Diego Schwartzman cao 1m7 thi đấu trên mọi đấu trường, rồi từng đánh bại Marin Cilic cao 1m98 qua 5 set ở US Open, lợi thế của người thấp hơn chính là khả năng chạy biến tốc và đổi hướng kì tài của tay vợt người Argentina.

Đó là còn chưa nói tới việc có những tay vợt thấp bé lại có lợi thế xử lý bóng thấp. Họ không quá giỏi trong việc giao bóng ăn điểm trực tiếp, nhưng lại biết xây dựng game đấu của mình nhờ những cú trả giao bóng.

Nếu không phải là vấn đề của chế độ tập luyện, phương pháp huấn luyện thì sẽ là gì khi mà Hoàng Nam giờ chuẩn bị bước sang tuổi 21?

Nếu không có những nâng cấp, Hoàng Nam liệu có thể thành công với lối đánh cuối sân bền bỉ (điều không chỉ thể hiện khi đấu với Go Soeda), trong khi đó là lối đánh rất tốn thể lực và xưa nay chưa từng có tay vợt châu Á nào thành công với lối đánh đó khi bước ra thế giới?

Rõ ràng là nếu tham vọng ATP của Hoàng Nam vẫn còn thì tay vợt này cần phải có những nâng cấp và một sự đầu tư mới. Liệu nó có phải là thách thức không khi tiền thưởng của Hoàng Nam kể từ khi chuyển sang chuyên nghiệp đến nay là 23 ngàn USD (theo ATP)?

Tennis Việt Nam nói chung và Vietnam Open nói riêng cần Hoàng Nam và Hoàng Nam nếu muốn tiến xa hơn cũng cần Vietnam Open, dù cho anh thừa nhận giải đấu này hiện vẫn còn quá tầm.

Chứ nếu một năm chỉ đánh một trận đỉnh cao trước người hâm mộ Việt thì liệu có ai còn nhớ tennis Việt có một giấc mơ ATP mang tên Hoàng Nam

Sau Vietnam Open, mới nhất vào ngày hôm qua (7/11) Lý Hoàng Nam đã thắng dễ ở trận mở màn F1 Vietnam Futures 2017 trước tay vợt trẻ người Australia - Moerani Bouzige sau 2 set 6-2, 7-5. Ở giải đấu này, Hoàng Nam là hạt giống số 5 của giải. Ở vòng 2, đối thủ của Hoàng Nam là tay vợt mới 16 tuổi Nguyễn Văn Phương (Việt Nam).

Bảng xếp hạng tennis 6/11: Nadal-Federer chễm chệ ngôi cao, Djokovic rớt top 10

Suốt hơn 10 năm qua Nadal là tay vợt ổn định nhất nhóm "Big Four" làng quần vợt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN