Truyền hình thực tế - cầu nối giữa người lớn và con trẻ

Trong vài năm gần đây, truyền hình thực tế nở rộ nhiều chương trình với đa dạng nội dung lẫn đối tượng phục vụ. Và trẻ em là một phân khúc khán giả quan trọng các nhà sản xuất nhắm đến.

Cha Con Hợp Sức, Con Đã Lớn Khôn, Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế?, Ước Mơ Của Em… hàng loạt chương trình ra đời dành cho các bé. Đặc biệt, các em không thuần túy làm khán giả mà còn có thể trực tiếp tham gia, thể hiện, trải nghiệm và học hỏi.

Truyền hình thực tế - cầu nối giữa người lớn và con trẻ - 1

“Ước Mơ Của Em” - chương trình truyền hình thực tế với sứ mệnh thực hiện ước mơ thiếu nhi.

Ngoài việc là kênh giải trí cho các thiên thần nhí sau những giờ học tập căng thẳng, các chương trình còn nhắm đến việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng sống của các em theo một cách hoàn toàn tự nhiên qua những thử thách được xây dựng phù hợp với độ tuổi các bé. Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A (người tham gia và quan sát rất nhiều các bé qua các chương trình truyền hình thực tế) cho biết: “Chỉ cần được người lớn tin tưởng và giao nhiệm vụ phù hợp, con trẻ sẽ thực hiện công việc vô cùng trách nhiệm và sáng tạo. Thậm chí với những phương pháp người lớn khó có thể nghĩ ra được.”

Truyền hình thực tế - cầu nối giữa người lớn và con trẻ - 2

“Con Đã Lớn Khôn” – kể lại câu chuyện đầu đời của các bé với việc tự mình thực hiện công việc (cha mẹ giao) mà không có sự giúp đỡ của người lớn.

Đặc biệt hơn, còn có chương trình ra đời với sự mệnh xây dựng tình cảm gia đình giữa các thế hệ. Trong xã hội bận rộng hiện nay, rất nhiều người cha sau một ngày làm việc bận rộn ít dành thời gian cho con. Việc này dẫn đến khoảng cách 2 phụ huynh – trẻ ngày càng tăng. Nắm bắt xu thế đó “Cha Con Hợp Sức” và “Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế?” ra đời với sứ mệnh giúp cha và con hiểu nhau hơn, thắt chặt tình cảm gia đình.

Truyền hình thực tế - cầu nối giữa người lớn và con trẻ - 3

“Cha Con Hợp Sức” – hành trình thi đấu của 16 cặp cha con để tìm ra đội vô địch. Hiện mùa giải đầu tiên đã đi đến trận đấu tứ kết cuối cùng.

Truyền hình thực tế - cầu nối giữa người lớn và con trẻ - 4

Hoàng Bách - một trong 4 ông bố của mùa giải “Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?” đầu tiên.

Hành trình “Cha Con Hợp Sức” được ra đời nhằm tạo cơ hội để trẻ em tham gia và rèn luyện qua những thử thách đầy thách thức nhưng rất bổ ích với quá trình phát triển của trẻ. Mỗi hành trình là cuộc đối đầu giữa hai cặp cha con. Với format lạ, nội dung phù hợp khán giả mọi lứa tuổi, cách khai thác tự nhiên, hài hước, “Cha Con Hợp Sức” được đánh giá là một chương trình thành công, nhân văn mặc dù vẫn có tính chất thi đấu giữa các đội.

Truyền hình thực tế - cầu nối giữa người lớn và con trẻ - 5

Trận đấu tứ kết cuối cùng – “Cha Con Hợp Sức” đang được phát sóng trên HTV7 vào 16h30 thứ bảy 18/04.

Điểm hạn chế của “Cha Con Hợp Sức” là không hướng vào các cặp cha con nghệ sỹ nên ít nhiều gặp khó khăn trong việc tiếp cận với khán giả. Tuy nhiên, ekip sản xuất chia sẻ, tuy đi chậm nhưng đổi lại họ kiên trì và đặt niềm tin vào một chương trình hướng đến các đứa con và ông bố bình thường trong cuộc sống, chú trọng sự hồn nhiên của trẻ mà không có bất cứ sự can thiệp nào từ đạo diễn. 

Chàng trai Ba Lan Adi (MC chương trình Cha Con Hợp Sức) cho biết: “Mỗi cặp cha con có 2 ngày với những trải nghiệm lạ lẫm: ngủ trên tàu, cắm trại, dựng lều, tự nấu ăn... Nhiều cặp cha cứ tưởng biết hết về nhau, nhưng khi tham gia hành trình mới tá hỏa ra là ... cả hai không hiểu gì cả. Đầu tiên đây là cơ hội để hai bố con hiểu về nhau hơn. Điều thứ hai chương trình hướng đến việc qua 2 ngày sát cánh cùng nhau sẽ giúp các ông bố hình thành thói quen và dành thời gian chơi với con.”

Truyền hình thực tế - cầu nối giữa người lớn và con trẻ - 6

Cha con anh Lê Phước Hùng – Lê Đông Nguyên hiện đang thi đấu trận tứ kết cuối cùng.

Anh Lê Phước Hùng chia sẻ: “Cứ tâm niệm chơi thoải mái thôi. Thường ở nhà hai bố con không hiểu ý nhau lắm. Hi vọng 2 cha con trên hành trình sẽ khá hơn. Bé Nguyên có 1 nhược điểm rất lớn là nếu không ai hối thì bé sẽ làm rất tốt. Nhưng ai mà hối thúc thì sẽ rất bối rối. Thắng hay thua không quan trọng, cái tôi cần là con phải học cách làm, để lần khác nếu vẫn tự làm được.”

Mặc dù mỗi chương trình đều có ít nhiều hạn chế riêng, nhưng các chương trình truyền hình thực tế dành cho trẻ em vẫn tạo được sự chú ý nhất định, khiến khán giả truyền hình ghi nhớ, hào hứng chờ đón mỗi tuần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN