Ở vùng bị "ông trời ném đá”: Chúc Tết nhau trên... nóc nhà!

Thứ Ba, ngày 28/01/2020 12:00 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Tết đã vào đến bếp, chỉ còn đợi lên gian chính những ngôi nhà của đồng bào Tày, Dao, Kinh ở xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) này nữa thôi, ấy vậy mà ông trời lại bất ngờ “ném đá” đuổi cái Tết đi trước sự ngỡ ngàng của đồng bào nơi đây...

Sự kiện: Bắc Kạn

Clip: Đón Tết sau mưa đá của người dân thôn Bản Đán, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn).

Mùng 2, mùng 3 Tết (26-27/1), trời tuy có hửng hơn đôi chút, nhưng tại những thôn bị ông trời “ném đá” đêm 30 Tết vẫn còn u ám.

Pha ấm trà mời khách, ông Đinh Xuân Hưng (thôn Bản Đán) mặt buồn thiu. Đêm giao thừa, con gà còn chưa kịp vớt, gia tiên chưa kịp cúng thì đã hò nhau chạy như chạy giặc rồi.

Nhà ông Hưng bị vỡ hơn 700 viên ngói, mấy chục tấm phibrô ximăng.

Nhà ông Hưng bị vỡ hơn 700 viên ngói, mấy chục tấm phibrô ximăng.

Ông Hưng bảo, Bản Đán năm nay không có Tết rồi.

Ông Hưng bảo, Bản Đán năm nay không có Tết rồi.

"Ngói vỡ tung tóe, mưa đá quất ràn rạt, trắng phau cả gian nhà, chỉ kịp ôm chăn che cái tivi rồi kêu bọn trẻ đội mũ bảo hiểm thôi. Bà chị dâu tôi cũng ở Bản Đán này thì ôm cột nhà khóc tu tu vì sợ, cảnh tượng khi đó thật hãi hùng. Nhà tôi bị vỡ hơn 700 viên ngói, hơn 60 tấm phibrô ximăng", ông Hưng kể.

Ông Hưng than: Chăn màn quần áo ướt cả, chỉ thương đám trẻ nằm co ro không có gì đắp, sáng mùng 1 Tết (25/1) phải giặt giũ, đến giờ quần áo, chăn màn còn chưa kịp khô. Trời thì rét căm căm như cắt da, cắt thịt. Bà con Bản Đán năm nay không có Tết rồi.

Nhà anh Triệu Tiến Cường bị mưa đá làm hư hỏng phần lớn mái ngói cùng 40 tấm phibrô ximăng.

Nhà anh Triệu Tiến Cường bị mưa đá làm hư hỏng phần lớn mái ngói cùng 40 tấm phibrô ximăng.

Nhà anh Lục Văn Thành, thôn Nà Váng (Đôn Phong) thay vì mâm cơm cúng gia tiên, anh phải trèo lên bàn thờ mà sửa lại mái.

Nhà anh Lục Văn Thành, thôn Nà Váng (Đôn Phong) thay vì mâm cơm cúng gia tiên, anh phải trèo lên bàn thờ mà sửa lại mái.

Ông Triệu Tiến Cường - Xã đội trưởng xã Đôn Phong - nhớ lại: "Đêm đó chỉ nghe những tiếng bùm bụp, ngói, phibrô ximăng nhà tôi rụng vỡ tơi tả, cả nhà tìm chỗ trú nấp, sau mưa chúng tôi đi thống kê thiệt hại, UBND xã gọi điện thông báo bà con đến nhận bạt che tạm. Đêm giao thừa, chúng tôi ngồi trên nóc nhà mà chúc vọng sang nhau. Nhà anh Lục Văn Thành ở thôn Nà Váng, đêm giao thừa thay vì mâm cơm cúng gia tiên, anh ấy còn phải ngồi trên bàn thờ mà sửa mái".

Giống như nhà ông Hưng, nhà anh Cường cũng bị vỡ gần hết ngói và khoảng 40 tấm phibrô ximăng. Hầu hết những ngôi nhà mái ngói, hoặc lợp phibrô ximăng trong bản đều bị thiệt hại. Trong thôn, cây ăn quả và hoa màu cũng tanh bành cả. Mùng 2, mùng 3 Tết, cán bộ xã vẫn phải đi thống kế thiệt hại sau mưa đá.

Nhà ông Triệu Tiến Vây bị "thương tích" nặng, phải "băng bó" toàn bộ phần mái.

Nhà ông Triệu Tiến Vây bị "thương tích" nặng, phải "băng bó" toàn bộ phần mái.

Ông Vây bảo, đá có viên to bằng cả cái hộp nhựa mà ông đang cầm trên tay.

Ông Vây bảo, đá có viên to bằng cả cái hộp nhựa mà ông đang cầm trên tay.

Hộ gia đình chính sách ông Triệu Tiến Vây năm nay cũng có một cái Tết không trọn vẹn, khi gần như toàn bộ mái nhà bị mưa đá phá tan. Ông Vây bảo, sống đã hơn 70 năm mà chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp như thế trên đất Đôn Phong này.

Ngôi nhà ông Lôi Văn Tắc bị vỡ mái gần như hoàn toàn.

Ngôi nhà ông Lôi Văn Tắc bị vỡ mái gần như hoàn toàn.

Bên mâm cúng gia tiên, ông Tắc bảo Tết năm nay buồn. Cả thôn, cả bản, cả xã buồn. Tết hình như không về với bà con thôn này đâu.

Bên mâm cúng gia tiên, ông Tắc bảo Tết năm nay buồn. Cả thôn, cả bản, cả xã buồn. Tết hình như không về với bà con thôn này đâu.

Ông Tắc kể, khi lấy được cái chăn lên che tủ lạnh, sợ quá chân không bước nổi lên cầu thang.

Ông Tắc kể, khi lấy được cái chăn lên che tủ lạnh, sợ quá chân không bước nổi lên cầu thang.

Ngày 27/1 đã gần hết Tết, nhà ông Lôi Văn Tắc (thôn Bản Đán) làm mâm cúng gia tiên. Ban thờ ngoài hoa, rau, củ quả, bánh trái, phía dưới ông bày thêm một mâm lễ nhỏ. Lặng lẽ rót chén rượu mời gia tiên, ông bảo, Tết năm nay buồn. Cả thôn, cả bản, cả xã buồn. Tết hình như không về với bà con thôn này đâu. Đã sống ở đây mấy mươi năm mà chưa bao giờ ông chứng kiến một cái Tết buồn đến vậy.

“Đá to lắm, bằng cả cái xuyến pha trà cơ. Tôi sinh năm Canh Tý, năm này đúng tròn 60, năm tuổi tôi đấy, mà chưa bao giờ thấy mưa đá to đến vậy. Mang được cái chăn lên che tủ lạnh thì sợ quá không bước nổi lên cầu thang”, ông Tắc nhớ lại.

Đứa trẻ này được bố mẹ cho ngồi vào thùng xốp để trốn những viên đá to bằng cả cái bát con lao xuống nhà trong đêm giao thừa.

Đứa trẻ này được bố mẹ cho ngồi vào thùng xốp để trốn những viên đá to bằng cả cái bát con lao xuống nhà trong đêm giao thừa.

Chị Lường Thị Châm khi kể lại vẫn còn nguyên nỗi sợ hãi trên khuôn mặt.

Chị Lường Thị Châm khi kể lại vẫn còn nguyên nỗi sợ hãi trên khuôn mặt.

Con gái chị Châm bị đá quật xuyên qua mái nhà trượt qua góc má.

Con gái chị Châm bị đá quật xuyên qua mái nhà trượt qua góc má.

Dù đã sau 4 hôm mưa đá dội xuống nhà, nhưng chị Lường Thị Châm (thôn Bản Đán) vẫn còn nguyên nét sợ hãi. Chị kể: "Khi đó, mâm cúng nhà tôi vừa mới bày lên, mưa đá quất tan tành, chúng tôi phải tìm chỗ nấp, viên đá đầu tiên quật xuyên mái, trúng vào mặt con tôi. Khi đó hai vợ chồng thực sự hoảng, kéo con chạy ra hiên để trú. May nhà tôi phần hiên có đổ bê tông chứ không cũng chẳng biết phải làm sao…".

Mùng 3 Tết mà nhiều nhà ở Bản Đán này vẫn ngồi trên nóc mà chúc Tết nhau, tiếng chúc nghe rầu rầu. Lần đầu tiên ở thôn có sự lạ, lời chúc được cất lên từ nóc nhà trong những ngày Tết, lời chúc của đồng bào ở vùng bị ông trời “ném đá” đêm giao thừa nghe như muối xát lòng, người trong xã, trong huyện truyền tai nhau vậy.

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, đợt mưa đá diễn ra ngày 24/1, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã gây thiệt hại cho 3.280 ngôi nhà với mức độ hư hỏng trên 50% mái nhà. Trong đó, huyện Ngân Sơn bị thiệt hại nặng nhất với 2.035 nhà; huyện Chợ Mới 568 nhà, huyện Bạch Thông 583 nhà, huyện Na Rì 54 nhà, huyện Chợ Đồn 40 nhà. Về hoa màu, bị ảnh hưởng chủ yếu là cây thuốc lá mới trồng, cây khoai tây đang trong thời kỳ thu hoạch.

Thống kê mới nhất ngày 26/1, của UBND xã Đông Phong, riêng xã này có 221 ngôi nhà bị hư hại, trong đó có 8 gia đình chính sách; hơn 6ha diện tích mơ bị tàn phá. Số bạt đã hỗ trợ cho người dân trong xã: 1.230m2 .

Nguồn: [Link nguồn]

Bất ngờ xảy ra mưa đá kèm lốc xoáy mùng 1 tết

Ngày đầu năm tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tại Nghệ An đã xảy ra mưa đá kèm lốc xoáy gây đảo lộn du xuân của người...

Chia sẻ
Theo Chiến Hoàng ([Tên nguồn])
sự kiện Bắc Kạn
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN