Sừng tê giác không tăng khả năng tình dục

“Sừng tê giác hoàn toàn không có tác dụng chữa ung thư hay tăng cường khả năng tình dục”.

Đó là thông tin từ TS Naomi Doak, Trưởng đại diện tổ chức TRAFFIC, trong buổi họp báo ngày 18/4 tại Hà Nội.

Tổ chức TRAFFIC Đông Nam Á-Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) tại Việt Nam đã phát động chiến dịch “Truyền thông giảm cầu sừng tê giác." Chiến dịch nhằm khuyến khích người dân ngừng mua bán và sử dụng sừng tê giác.

Tại buổi họp báo, TS Naomi Doak cho biết, một số tài liệu y học cổ truyền Việt Nam vẫn nhắc đến và sử dụng như một vị thuốc đông y.

Theo TS Naomi, sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ chất keratin, giống hệt thành phần trong móng chân, móng tay người. Sừng tê giác hoàn toàn không có tác dụng chữa ung thư, hay tăng cường khả năng tình dục. Những lời đồn thổi, những lời nói dối vẫn lan rộng và nó đang châm ngòi cho nhu cầu và việc sử dụng sừng tê giác.

“Nhiều loại thuốc đông y đã được chứng minh có thể chữa trị hiệu quả một số bệnh khác nhau và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Nhưng sừng tê giác không phải một trong các loại thuốc đó”, TS Naomi nói.

Sừng tê giác không tăng khả năng tình dục - 1


Theo TS Naomi, sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ chất keratin, giống hệt thành phần trong móng chân, móng tay người.

Cũng tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thúy Quỳnh, Trưởng phòng Truyền thông, WWF-Việt Nam chia sẻ, tại Nam Phi mỗi năm hàng trăm cá thể tê giác đang bị săn trộm để lấy sừng. Sau đó đưa vào các đường dây buôn lậu nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng tại Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại đây, sừng tê giác được coi là thần dược, mặc dù không có đủ bằng chứng khoa học về tác dụng chữa bệnh của nó.

Theo bà Quỳnh Chính vì hiểu sai về tác dụng của sừng tê giác trong việc điều trị bệnh tật, lợi nhuận cao và chế tài xử phạt còn nhẹ đã khiến số tê giác giảm mạnh trong những năm qua. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu bản chất của loại sừng này để chấm dứt tình trạng buôn bán, cũng như cứu loài tê giác khỏi nạn tuyệt chủng.

Thông tin tại buổi họp báo, số vụ săn bắt trộm tê giác châu Phi đã tăng từ 13 trong năm 2007 lên 668 trong năm 2012. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2013, hơn 200 cá thể tê giác đã bị giết tại Nam Phi, trong khi đó nhiều quốc gia Châu Phi và châu Á khác cũng đang phải đối mặt với nạn săn trộm tê giác ngày càng gia tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN