Nước ép lựu tốt đủ đường, chống ung thư, tăng cường sinh lực cho quý ông

Sự kiện: Sống khỏe

Nước ép lựu luôn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và nhiều tác dụng bất ngờ với sức khỏe. Nước lựu có chứa hơn 100 chất phytochemical, có thể giúp phòng ngừa ung thư, hỗ trợ miễn dịch, tăng khả năng sinh sản và giúp quý ông 'nâng cao bản lĩnh'.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Tăng cường ham muốn

Theo các nhà nghiên cứu từ ĐH Queen Margaret từ Edinburgh, nước ép lựu có thể có tác dụng như một chất kích dục tự nhiên và tăng cường ham muốn tình dục ở cả hai giới. Nó không chỉ cải thiện các đặc tính tình dục thứ phát ở nam giới mà còn tăng cường nhu cầu tình dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới cũng như nữ giới uống một cốc nước ép lựu mỗi ngày trong ít nhất 15 ngày cho thấy tăng vọt hormone testosterone, vốn được cho là tăng cường ham muốn tình dục.

Cải thiện chất lượng tinh trùng

Một nghiên cứu năm 2008 được đăng trên tờ Journal Clinical Nutrition chỉ ra rằng uống một cốc nước ép lựu mỗi buổi sáng không chỉ cải thiện chất lượng tinh trùng mà còn cải thiện ham muốn tình dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy nó cũng làm tăng độ tập trung và độ di động của tinh trùng cùng với cải thiện mật độ tế bào sinh tinh và độ dày lớp mầm, giúp hỗ trợ sinh sản tinh trùng. Ngoài ra, nó cũng làm giảm số lượng tinh trùng bất thường so với những người không uống nước ép lựu.

Giúp đối phó với rối loạn cương dương

Một nghiên cứu đăng trên tờ Internal Journal of Impotence Research năm 2007 chỉ ra rằng nước ép lựu giúp khắc phục tình trạng bất lực ở nam giới. Nghiên cứu được thực hiện trên 42 nam giới bị rối loạn cương dương, những người này đã uống nước ép lựu trong vòng 4 tuần và đã cải thiện “chuyện ấy”. Điều này là vì, nước ép lựu chứa nhiều nitrat, không chỉ cải thiện lưu thông máu tới cơ quan sinh dục mà còn làm giảm stress oxy hóa, có thể dẫn tới ED.

Chứa hàm lượng chất chống oxy hóa

Màu đỏ rực rỡ của lựu có từ polyphenols – chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Nước lựu chứa hàm lượng chất oxy hóa cao hơn nhiều so với hầu hết các loại nước ép trái cây khác, cao hơn gấp 3 lần so với rượu vang đỏ và trà xanh. Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp loại bỏ các gốc tự do, giảm viêm và bảo vệ tế bào không bị tổn thương.

Giàu vitamin

Duy nhất chỉ có nước ép lựu chứa hơn 40% lượng vitamin C mà bạn cần hàng ngày. Vitamin C có thể bị suy giảm khi diệt khuẩn, vì vậy, hãy lựa chọn nước ép lựu hoặc dùng lựu tươi để hấp thu được hầu hết các chất dinh dưỡng.

Ngoài vitamin C và vitamin E, nước ép lựu còn chứa rất nhiều folate, kali và vitamin K.

Ngừa ung thư

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước lựu có thể giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của loại nước này trên ung thư tuyến tiền liệt, song kết quả vẫn chỉ dừng ở mức sơ bộ.

Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu dài hạn nào với việc chứng minh nước ép lựu có khả năng ngăn ngừa ung thư và giảm các nguy cơ, song việc bổ sung nước lựu vào chế độ ăn uống của bạn không hề có hại. Đã có nhiều kết quả đáng khích lệ trong các nghiên cứu, và các nghiên cứu lớn hơn vẫn đang được tiến hành.

Nồng độ cao của các chất chống oxy hóa trong nước lựu được cho là có thể làm ngưng trệ sự tiến triển của bệnh Alzheimer và bảo vệ bộ nhớ của người bệnh.

Giúp tiêu hóa tốt

Nước lựu có thể giảm viêm ở ruột và cải thiện tiêu hóa. Nước lựu có thể mang lại lợi ích cho những người bị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và các bệnh viêm ruột khác.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang tranh cãi về việc liệu nước ép lựu có làm xấu đi tình trạng tiêu chảy hay không. Vì vậy, nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là bạn nên tránh uống nước lựu cho đến khi cảm thấy các triệu chứng đã giảm hẳn.

Chống viêm

Nước lựu là một chất chống viêm mạnh do nồng độ cao của các chất chống oxy hóa. Nó có thể giúp giảm viêm khắp cơ thể và ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương.

Tốt cho tim

Nước lựu được đánh giá là loại nước ép rất có lợi cho một trái tim khỏe mạnh. Nước ép lựu có tác dụng bảo vệ tim và động mạch. Một nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng nước ép lựu có thể cải thiện lưu lượng máu và giữ cho động mạch không trở nên cứng và dày hơn. Không chỉ vậy, nước lựu có thể làm chậm sự tăng trưởng của mảng bám và sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Tuy nhiên, nước lựu có thể có phản ứng tiêu cực với thuốc hạ huyết áp và cholesterol như statin.

Tốt cho khớp

Chất flavonol trong nước ép lựu có thể giúp ngăn tình trạng viêm, có lợi cho viêm xương khớp và sụn bị tổn thương. Loại nước này hiện đang được nghiên cứu tác động đối với bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp và các loại bệnh viêm khớp khác.

Giúp giảm huyết áp

Uống nước ép lựu hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp tâm thu. Song nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để xác định nước ép lựu có thể làm giảm huyết áp tổng thể trong thời gian dài hay không.

Kháng virus

Với vitamin C và các dưỡng chất tăng cường miễn dịch khác như vitamin E, nước ép lựu có thể ngăn ngừa bệnh tật và chống nhiễm trùng. Lựu cũng được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn và kháng virus trong phòng thí nghiệm. Hiện các nhà nghiên cứu đang xem xét hiệu ứng của nước ép lựu đối với nhiễm trùng thông thường và virus.

Đối với trí nhớ

Uống khoảng 240 ml nước lựu hàng ngày có thể cải thiện việc học và khả năng ghi nhớ.

Tình dục và khả năng sinh sản

Nước ép lựu có rất nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng tác động đến stress oxy hóa. Stress oxy hóa được chứng minh là gây ra rối loạn chức năng của tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nước lựu được chứng minh giúp giảm stress oxy hóa trong nhau thai. Ngoài ra, uống nước ép lựu có thể làm tăng nồng độ testosterone ở nam giới và phụ nữ, một trong những hormone chính của tình dục.

Hiệu suất thể thao

Nước lựu có khả năng tăng cường khả năng thi đấu thể thao, giảm đau và cải thiện khả năng phục hồi sức mạnh. Ngoài ra, nước lựu còn làm giảm tác động có hại của sự oxy hóa gây ra bởi tập thể thao.

Tiểu đường

Lựu được sử dụng như một phương thuốc chữa tiểu đường ở Trung Đông và Ấn Độ. Mặc dù chưa rõ tác dụng của quả lựu đối với bệnh tiểu đường, song chúng có thể giúp giảm sự đề kháng insulin và giúp lượng đường trong máu thấp hơn.

Công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền của quả lựu

Hoa lựu: Trong Đông y có tên là thạch lựu. Hoa vị chua sáp, tính bình, có công năng chủ trị các chứng bệnh như tỵ huyết (chảy máu cam), thổ huyết (nôn ra máu), kinh nguyệt không đều, lỵ tật, bạch đới (khí hư), viêm tai giữa, đau răng...

Quả lựu: Theo Đông y, có vị chua ngọt, tính ấm; vào 2 kinh vị và đại tràng; có tác dụng sinh tân chỉ khát (làm tăng thủy dịch trong cơ thể và giải khát). Nếu là loại lựu chua, còn có thêm tác dụng sáp trường (làm săn niêm mạc ruột), chỉ huyết (cầm máu), dùng chữa hoạt tả (tiêu chảy), kiết lỵ lâu ngày, băng lậu, khí hư, đới hạ. Loại quả ngọt, ngoài tác dụng sinh tân chỉ khát và chữa kiết lỵ lâu ngày, còn có thêm tác dụng sát trùng, có thể dùng chữa đau bụng do một số loại ký sinh trùng gây nên.

Vỏ quả lựu: Trong Đông y có tên là thạch lựu bì, thạch lựu xác, toan thạch lựu bì.

Thạch lựu bì có vị chua chát, tính ấm; vào 2 kinh đại tràng và thận. Công dụng sáp tràng (làm săn se niêm mạc), chỉ tả (cầm tiêu chảy), chỉ huyết (cầm máu), khu trùng (trừ giun sán), chuyên dùng để chữa các chứng bệnh như cửu tả cửu lỵ (lỏng lỵ mạn tính), thoát giang (lòi dom), đới hạ (khí hư), trùng tích phúc thống (đau bụng do giun sán)...

Nhìn chung, các bộ phận của cây lựu, quả, vỏ quả, vỏ rễ, hoa và lá đều có thể sử dụng làm thuốc, nhưng thông dụng nhất là quả và vỏ quả. Tuy nhiên dược liệu lưu ý không dùng cho người bị táo bón.

Nguồn: [Link nguồn]

6 thực phẩm có tác dụng  bảo vệ mạch máu có giá rẻ bèo

Bên cạnh các loại rau xanh thì những thực phẩm có màu tím cũng vô cùng giàu dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe con người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quảng An ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN