Nhiễm trùng lây qua đường tình dục: Ai dễ mắc?

Nam hay nữ dễ có nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục? Tại sao lại cần thực hành tình dục an toàn? … Đây là một trong nhiều câu hỏi ở tuổi mới lớn mà các em thắc mắc.

Cùng sự phát triển của mạng xã hội và internet, việc trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên tiếp cận những clip, những câu chuyện "người lớn" đang ngày càng dễ dàng. Trong khi đó, các em còn thiếu kiến thức về quan hệ an toàn nên dễ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.

Ở Việt Nam, theo báo cáo từ các đơn vị Da liễu của các tỉnh, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tuy nhiên con số này thấp hơn nhiều so với thực tế, nguyên nhân cơ bản là đa số các phòng khám tư nhân hoặc các cơ sở y tế khác mặc dù có khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục song không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ.

Đáng chú ý trong số các bệnh nhân đến khám vì bệnh lây truyền qua đường tình dục có nhiều trẻ ở tuổi vị thành niên và có xu hướng ngày càng tăng. Nếu trước đây, số ca bệnh này chỉ "đếm trên đầu ngón tay" thì vài năm trở lại đây, bệnh xã hội ngày càng trẻ hóa.

1. Nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục là cao nhất ở tuổi trẻ

Nhiều thanh thiếu niên hoặc vị thành niên cho rằng quan hệ tình dục không an toàn mới có nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục?... Điều này chưa hẳn đúng vì thực tế bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục – những người đang, đã từng quan hệ tình dục hoặc bị lạm dụng, xâm phạm.

Tuy nhiên, thanh thiếu niên hoặc vị thành niên là đối tượng có tỉ lệ mắc nhiễm trùng lây qua đường tình dục cao nhất: Chlamydia, lậu, herpes, HPV, tất cả đều có tỷ lệ mắc cao hơn ở độ tuổi này.

Nhiều thanh thiếu niên hoặc vị thành niên không biết mình bị nhiễm trùng do vậy sẽ không tìm hiểu hoặc không đi khám. Tuy nhiên, một số loại nhiễm trùng không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng hoặc dễ nhận thấy.

Ở độ tuổi trẻ, nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục là cao nhất. Khả năng miễn dịch chưa hoàn thiện, xu hướng thay đổi bạn tình, không quan tâm đến sức khỏe tình dục và không thực hiện các biện pháp an toàn tình dục đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị bao gồm bệnh lý viêm vùng chậu, ung thư đường sinh dục, biến chứng khi mang thai hoặc khi đẻ.

Nhiễm trùng qua đường sinh dục có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Ngay cả khi bạn mới chỉ quan hệ một lần, dù là qua đường miệng hay âm đạo, dù bạn mới 15 hay 50 tuổi và bất kể giới tính của bạn là gì. Virus và vi khuẩn có thể tồn tại ở mọi đối tượng, bất kể bạn là ai, đã từng quan hệ tình dục hay chưa, chúng hoàn toàn không chọn lọc mà chỉ tìm một môi trường để sinh sôi phát triển.

Sử dụng bao cao su là một trong các biện pháp thực hiện tình dục an toàn

Sử dụng bao cao su là một trong các biện pháp thực hiện tình dục an toàn

Đánh giá mức độ nguy cơ mắc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Nguy cơ rất cao

- Quan hệ qua hậu môn không dùng biện pháp bảo vệ

- Giao hợp âm đạo không có biện pháp bảo vệ

- Tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc máu

Nguy cơ cao

- Dùng miệng kích thích dương vật không dùng biện pháp bảo vệ

- Dùng miệng kích thích hậu môn không dùng biện pháp bảo vệ

Nguy cơ trung bình

- Dùng chung đồ chơi tình dục không có bao cao su hoặc rào chắn (với loại không thể đun sôi tiệt trùng)

- Kích thích âm đạo / âm vật bằng miệng không dùng biện pháp bảo vệ

- Quan hệ bằng tay không dùng biện pháp bảo vệ

- Hôn (với miệng mở)

Nguy cơ thấp

- Quan hệ bằng miệng, qua hậu môn hoặc âm đạo được bảo vệ

- Quan hệ bằng tay không dùng biện pháp được bảo vệ đã rửa tay trước và sau

- Quan hệ bằng tay được bảo vệ bằng găng latex (hoặc chất thay thế)

- Hôn (mở hoặc không mở miệng, miễn là không có sang thương hoặc loét)

- Tiếp xúc với các bộ phận khác bằng miệng (không phải là miệng hoặc bộ phận sinh dục).

- Quan hệ tình dục "khô".

Không có nguy cơ

- Hôn (với miệng đóng, không có sang thương hoặc loét)

- Massage hoặc vuốt ve (không phải bộ phận sinh dục và không dùng chất lỏng)

- Ôm

- Thủ dâm

- Quan hệ qua điện thoại hoặc đóng vai

Nấm chlamydia lây nhiễm qua tình dục không an toàn

Nấm chlamydia lây nhiễm qua tình dục không an toàn

2. Tại sao lại cần thực hành tình dục an toàn?

Nếu bạn không thực hành tình dục an toàn, bạn có nguy cơ cao mắc các loại nhiễm trùng và bệnh lý sau:

Giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn không bảo vệ hoặc giao hợp âm đạo hoặc hậu môn với bao cao su, có nguy cơ nhiễm:

- Chlamydia

- Lậu

- Viêm gan

- Herpes simplex

- HIV

- Virus ú nhú ở người (HPV) và mụn cóc sinh dục

- Tăng bạch cầu đơn nhân

- Bệnh viêm vùng chậu (PID)

- Rận mu

- Giang mai

- Trùng roi

Quan hệ tình dục bằng miệng không bảo vệ có nguy cơ mắc hoặc lây nhiễm:

- Lậu

- Viêm gan

- Herpes simplex

- HIV

- Nhiễm nấm / Candida Giang mai

Quan hệ bằng tay không bảo vệ có nguy cơ mắc hoặc lây nhiễm:

- Viêm âm đạo do vi khuẩn

Herpes simplex

- Virus u nhú ở người (HPV, mụn cóc)

- Rận mu

Tình dục an toàn là sự kết hợp của sử dụng các biện pháp bảo vệ; Khám sàng lọc, tầm soát và lựa chọn lối sống lành mạnh. Ảnh minh họa

Tình dục an toàn là sự kết hợp của sử dụng các biện pháp bảo vệ; Khám sàng lọc, tầm soát và lựa chọn lối sống lành mạnh. Ảnh minh họa

3. Để phòng nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục

3.1 Thực hiện an toàn tình dục: 

- Thực hiện an toàn tình dục không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhưng sẽ làm cho tình dục trở nên AN TOÀN HƠN. Những hành vi thực hiện an toàn tình dục chỉ làm giảm chứ không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm virus và vi khuẩn.

 - Bao cao su khi sử dụng không đúng cách có thể bị rách hoặc tuột. Đặc biệt, ngay cả khi mang bao cao su đúng cách, bạn vẫn có nguy cơ mắc các nhiễm trùng đường tình dục như HPV, herpes hoặc rận mu.

- Vì bao cao su chỉ bao phủ phần dương vật, mà kích thước của virus rất nhỏ. Chúng ta cần chấp nhận rằng các nhiễm trùng lây qua đường tình dục luôn có thể xảy ra, việc này giống như cài dây an toàn: mặc dù đã cài dây nhưng chúng ta vẫn có thể bị thương, nhưng khả năng bị thương thấp hơn so với việc không thắt dây.

3.2. Tình dục an toàn là sự kết hợp của ba thành phần:

1. Hạn chế nguy cơ lây nhiễm nhờ sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su, màng chắn miệng, găng latex) và thực hiện các biện pháp an toàn khác.

2. Khám sàng lọc, tầm soát các nhiễm trùng lây qua đường tình dục và khám sức khỏe sinh sản thường niên hoặc sớm hơn nếu có nhiều bạn tình.

3. Lựa chọn lối sống lành mạnh: Hạn chế số bạn tình, hạn chế hoặc tránh cách hành vi tình dục nguy cơ cao, hạn chế hoặc tránh cách hành vi nguy cơ lây nhiễm khác (dùng chung bơm tiêm tĩnh mạch).

Việc thực hành đúng là đủ ba thành phần và là điều kiện cơ bản để giảm nguy cơ mắc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sử dụng biện pháp bảo vệ với một số kiểu quan hệ tình dục và khám xét nghiệm các nhiễm trùng lây qua đường tình dục thường xuyên.

Tóm lại: Nam hay nữ đều có nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục nhưng phần lớn các nhiễm trùng lây qua đường tình dục đều có thể phòng ngừa dễ dàng – cho cả bạn và bạn tình – nhờ áp dụng các biện pháp tình dục an toàn và thường xuyên chăm sóc sức khỏe tình dục. Và việc điều trị cũng rất dễ dàng nếu bạn tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Có thể lúc đầu bạn và bạn tình chưa biết cách phòng tránh và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nhưng hãy thay đổi suy nghĩ, mặc dù việc thay đổi thói quen khá là khó khăn. Một số người cho rằng không cần thiết phải dùng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và như vậy là xúc phạm họ, nhưng bạn hoàn toàn có thể yêu cầu điều này để bảo vệ sức khỏe của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Top 10 lý do để không nên quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục là một phần tất yếu không thể thiếu trong quan hệ của các cặp đôi. Tuy nhiên vì một sai lầm nào đó...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo ThS. BS. Phan Chí Thành - Chánh văn phòng TT Đào tạo – Bệnh viện Phụ sản TW ([Tên nguồn])
Sức khỏe tình dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN