Người đàn ông không phù nhưng suy thận: Bác sĩ nhắc chớ đụng 3 món

Sự kiện: Bệnh thận

Ông Lý (Trung Quốc), 40 tuổi, dạo gần đây thường xuyên bị đánh trống ngực nên đến bệnh viện kiểm tra.

Khi đang ngồi chờ ở sảnh, ông Lý đột nhiên ngất xỉu. Sau một loạt các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện ra rằng chỉ số creatinine của ông Lý đạt tới 1012,5 mmol/L, trong khi chỉ số creatinine của người bình thường phải là 31,7 ~ 93,9 mmol/L.

Các kiểm tra tiếp theo sau đó cho thấy thận trái của ông Lý đã bị teo lại và nồng độ kali trong máu cao tới 9,6 mmol/L, nếu chỉ số vượt quá 6,5 mmol/L sẽ có chỉ định lọc máu khẩn cấp.

Bác sĩ giải thích rằng, ông Lý đột ngột ngất xỉu vì tăng kali máu và nhiễm toan chuyển hóa do suy thận mãn tính.

Ông Lý không thể chấp nhận được kết quả này, vì bản thân không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thận, bao gồm thiểu niệu, phù nề,…

Tại sao cơ thể không bị phù mà lại bị suy thận?

Khi nói đến bệnh thận, phản ứng đầu tiên của mọi người là cơ thể sẽ phù nề, nhưng trên lâm sàng có rất nhiều bệnh nhân không có triệu chứng phù nề mà lại tiến triển thành suy thận, tại sao lại như vậy?

Thận là cơ quan chuyển hóa nước chủ yếu trong cơ thể. Khi thận có vấn đề, nước không thể được chuyển hóa bình thường, tồn đọng một lượng lớn trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng phù nề. Phù ban đầu thường xuất hiện ở mi mắt và cẳng chân, khi bệnh tiếp tục phát triển có thể thấy ở toàn thân.

Tuy nhiên, không phải bệnh thận nào cũng sẽ có triệu chứng phù nề, chỉ có một số ít bệnh nhân phát hiện bệnh thận do bàn chân sưng phù.

Hầu hết bệnh nhân không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên dễ bị mọi người bỏ qua, bệnh nhân chỉ gặp vấn đề về các chỉ số creatinine và phốt pho máu tăng cao, nếu không đi khám thì khó phát hiện. Ngoài ra, bệnh thận đái tháo đường giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng, bệnh nhân chỉ bị tăng nhẹ albumin niệu.

Bệnh thận thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn 1-3, khi phát triển đến giai đoạn 4-5, các triệu chứng thường đã rõ ràng nhưng lúc này mới phát hiện thì đã quá muộn.

Người đàn ông không phù nhưng suy thận: Bác sĩ nhắc chớ đụng 3 món - 1

3 loại thực phẩm làm bệnh thận nặng thêm, người bệnh nên tránh

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sức khỏe của thận, người bệnh thận cần chú ý hạn chế ăn những loại thực phẩm này trong cuộc sống hằng ngày.

1. Đồ chua, hun khói

Giăm bông, thịt xông khói, xúc xích và các loại thịt khác đều là thực phẩm hun khói, loại thực phẩm này sẽ cho nhiều muối để dễ bảo quản và giữ nguyên hương vị nên sẽ có hàm lượng muối cao.

Ăn nhiều trong thời gian dài sẽ làm thận quá tải vì muối cần được bài tiết qua thận, dễ gây tổn thương thận, nhất là với những người bản thân đã mắc bệnh.

Ngoài ra, dưa chua, khoai tây chiên,.. cũng là những thực phẩm có hàm lượng muối cao, mọi người nên ăn ít.

2. Chuối

Chuối chứa nhiều kali, có thể tham gia vào các hoạt động chủ yếu của con người như co cơ và đập tim, nhưng lượng kali trong máu trong cơ thể cũng cần được duy trì trong phạm vi bình thường, quá thấp hoặc quá cao đều không tốt cho sức khỏe.

Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, tăng kali máu và lượng nước tiểu ít (<400ml/ngày) cần chú ý giảm ăn thực phẩm giàu kali như chuối. Ngoài ra, bệnh nhân mắc các bệnh thận khác có thể ăn chuối điều độ mỗi ngày.

3. Khế

Khế chứa một số độc tố sinh học có khả năng đe dọa đến sức khỏe. Với những người có chức năng thận khỏe mạnh, những độc tố này có thể được đào thải ra ngoài kịp thời. Tuy nhiên, những người có chức năng thận không bình thường có nguy cơ ngộ độc cao hơn sau khi ăn khế, vì vậy hãy cố gắng tránh ăn loại quả này hằng ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Bệnh thận được mệnh danh là ”kẻ giết người thầm lặng”, 10 thói quen hại thận hàng đầu

Bệnh thận được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì khi thận bị tổn thương, bệnh nhân rất khó để có thể cảm nhận được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thuỳ Trang (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Bệnh thận Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN