Khi mắc sốt xuất huyết, không được tự ý làm những điều sau

Chuyên gia khuyến cáo, người dân khi mắc sốt xuất huyết không tự ý dùng aspirin, ibuprofen, cạo gió, không truyền dịch ở phòng khám tư.

Theo đánh giá của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), năm nay, số ca mắc sốt xuất huyết nặng tăng nhanh và nhiều hơn so với năm trước.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 62.955 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 29 trường hợp tử vong, 47.821 trường hợp nhập viện điều trị. Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số ca mắc và tử vong liên tục tăng cao..

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong do sốt xuất huyết cũng nhiều hơn người lớn, trong khi những năm trước số người lớn tử vong nhiều hơn.

Dự báo, thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm của sốt xuất huyết do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Trong tuần từ ngày 10-16/6, TP.HCM ghi nhận 2.181 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 606 ca (38,5%) so với trung bình 4 tuần trước. Số ca sốt xuất huyết tăng ở cả trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. Từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã ghi nhận 9 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Tại Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 93 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người dân không chủ quan với dịch sốt xuất huyết vì dịch có thể quay trở lại theo chu kỳ. Hiện tại, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân gia tăng, có bệnh nhân nặng, nguy cơ biến chứng.

Theo TS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, người dân không được tự ý dùng kháng sinh và cạo gió khi mắc sốt xuất huyết, không tự ý truyền dịch.

Bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra nên việc dùng kháng sinh sẽ không hiệu quả. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường có nguy cơ cô đặc máu, có thể dẫn tới tử vong. Điều quan trọng nhất trong trường hợp này là bệnh nhân phải được bù đủ dịch.

Sau 2-7 ngày, phần lớn người bệnh đã hết sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đây lại là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue, thậm chí tử vong.

Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao và bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều….

Nguồn: [Link nguồn]

Sốt xuất huyết ở trẻ em khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng

TS.BS Đỗ Thiện Hải, BV Nhi Trung ương cảnh báo cha mẹ không chủ quan, tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN