In xương lồng ngực bằng kỹ thuật 3D

Một bệnh nhân người Tây Ban Nha 54 tuổi bị bệnh sarcoma (ung thư xương nguyên phát) đã được thay xương ức và một phần xương sườn được “in” ra từ Úc.

Trong phẫu thuật tái tạo lồng ngực, vật liệu dùng để chế tạo bộ phận giả phải bảo đảm được tính “mềm dẻo” của cấu trúc xương để cơ quan hô hấp (phổi) vận hành tốt, đồng thời phải chắc chắn để bảo vệ được các cơ quan bên trong và bảo đảm được tính thẩm mỹ bên ngoài cho bệnh nhân.

In xương lồng ngực bằng kỹ thuật 3D - 1

 

Một bài viết đăng trên European Journal of Cardio-Thoracic Surgery đã mô tả quá trình thay một phần lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu titan được in 3D từ máy in CSIRO. Nhóm phẫu thuật của bệnh viện đại học thành phố Salamanca, Tây Ban Nha, đã đặt hàng từ công ty Anatomics tại thành phố Melbourne của Úc để có được sản phẩm này.

Kỹ thuật in 3D được xem là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các kỹ thuật sản xuất các bộ phận giả khác. Do đó, có thể cho ra các sản phẩm được “cá nhân hóa” tối đa theo đúng hình dạng riêng của cơ quan đó trên mỗi bệnh nhân khác nhau. Đồng thời cũng cho ra sản phẩm rất nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian bệnh nhân đang chờ phẫu thuật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Nguyễn (Pháp luật thành phố)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN