Cách duy nhất phòng tránh bệnh dại do chó mèo cắn

Nhiều tỉnh xung quanh Hà Nội đang có dịch dại như Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình. Mới đây nhất một bé trai 3 tuổi ở Hải Phòng đã tử vong vì bệnh dại nghi do chó mèo nuôi trong nhà cắn. Vậy đâu là cách để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này?

Cách duy nhất phòng tránh bệnh dại do chó mèo cắn - 1

Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất để phòng bệnh dại khi bị chó mèo cắn. Ảnh minh hoạ: Internet

100% tử vong khi lên cơn dại

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội những tháng đầu năm 2017, Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh dại, trường hợp mới nhất là một bệnh nhân 34 tuổi, ở Ba Vì, tử vong do chó dại cắn vào tháng 5. Cả hai trường hợp tử vong đều không được tiêm vắc xin dại.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, nhiều người dân chưa nhận thức được sự nguy hiểm của việc bị chó dại cắn, và có những cách xử lý rất sai lầm. “Nhiều người chọn cách uống thuốc nam, hoặc dùng những cách dân gian để kiểm tra virus dại và tự đắp lá chữa trị. Do đó, khi lên cơn dại, 100% đều tử vong”.

Bên cạnh đó, việc dùng dầu gió, dầu hỏa cho vào vết thương cũng rất nguy hiểm. Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo không được khâu vết thương do súc vật cắn, bởi điều này khiến cho virus dại xâm nhập vào thần kinh nhanh hơn. Nhiều trường hợp tử vong là do thói quen này.

“Xử lý vết thương khi bị chó dại cắn rất quan trọng. Nếu xử lý đúng, có thể giảm tới 30% nguy cơ phát dại. Rửa bằng nước sạch và xà phòng là nguyên tắc quan trọng nhất khi bị cắn, sau đó chuyển đến cơ sở y tế. Có thể dùng bất cứ loại xà phòng nào để rửa, thậm chí cả nước rửa bát. Lưu ý phải rửa kỹ nhưng không làm loét vết thương hoặc khiến vết thương tổn thương sâu hơn, tuyệt đối không bóp nặn”, ông Cảm khuyến nghị.

Những người cần thận trọng khi tiêm vắc xin dại

Theo Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, để phòng chống bệnh dại, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp cùng cơ quan thú y tiêm phòng trên 80% đàn chó. Về phía người dân, cần thay đổi quan niệm, không phải những trường nghi bị dại mới đi tiêm vắc xin dại. Theo đó, bất cứ ai khi bị súc vật cắn, hoặc bị liếm vào vết xây xước phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

Nước ta từ cuối năm 2007 chỉ sử dụng vắc xin dại tế bào. Tiêm vắc xin dại tế bào rất an toàn và hiệu quả bảo vệ cao, có thể có một số phản ứng tại chỗ và toàn thân như ngứa, đỏ tại chỗ vết tiêm, sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn... thường xảy ra đối với bệnh nhân có cơ địa dị ứng, mắc bệnh mạn tính... Phản ứng xảy ra tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên khi tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại vẫn phải theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời nếu có những bất thường xảy ra.

Mọi đối tượng khi bị phơi nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virus dại cao đều  có thể tiêm vắc xin dại được. Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai, trẻ em nhỏ, những người có cơ địa dị ứng và mắc bệnh mạn tính... cần phải khám và theo dõi thận trọng hơn trong quá trình tiêm để xử lý kịp thời nếu có phản ứng xảy ra. 

Các biện pháp chủ yếu để phòng bệnh dại

Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc...

Những người khi đã bị bệnh dại lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%, biện pháp duy nhất để giảm thiểu cái chết oan uổng là khi nghi bị nhiễm virus dại cần phải rửa thật kỹ vết thương, điều trị dự phòng bằng vắc xin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả.

• Tại nơi xuất hiện chó dại phải diệt hết chó dại, nghi dại. Nghiêm cấm bán chó tại nơi đang có dịch sang vùng khác để tránh lây lan dịch bệnh.

• Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với súc vật dại phải rửa vết thương thật kỹ và được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.

• Những đối tượng có nguy cơ nhiễm virus dại cao như: cán bộ thú y; người trực tiếp giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm từ chó, mèo; cán bộ kiểm lâm; người làm trong phòng thí nghiệm có virus dại... phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại  gây miễn dịch chủ động trước khi bị nhiễm. 

Chó mèo đã bị dại nếu có những biểu hiện sau đây

Ở Việt Nam, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95- 97%) sau đó là mèo. Các động vật khác chưa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quảng An (Tiền Phong)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN