Cá diếc chữa nhiều bệnh cực tốt, nhưng 'đại kỵ' với những người này

Sự kiện: Sống khỏe

Cá diếc có giá trị cao về dinh dưỡng, đồng thời là vị thuốc chữa khá nhiều bệnh như tiểu đường, bổ huyết, viêm đại tràng ... Thế nhưng cá diếc lại 'chống chỉ định' với một số người mắc bệnh sau:

Cá diếc chữa nhiều bệnh cực tốt, nhưng 'đại kỵ' với những người này - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Cá diếc không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân bị suy nhược cơ thể.

Cá diếc còn có tên gọi là tức ngư, phụ ngư… Trong Đông y, cá diếc vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng, tiêu hóa kém, thúc đẩy việc tạo sữa, trị viêm đại tràng mạn tính, chữa vàng da…

Các bài thuốc chữa bệnh có dùng cá diếc:

Thuốc bổ huyết: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, câu kỷ tử 12 g, hoàng kỳ 12 g, gừng sống 3 g, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, thêm chút rượu (10 ml). Tất cả nấu chín, ăn cá, uống nước. Ăn liền trong nhiều ngày.

Trị tiểu đường: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, lấy lá chè non bỏ vào bụng cá cho đầy, ngoài gói giấy rồi đem nướng cho cá chín, chia ăn vài lần trong ngày (ăn cả lá chè).

Trị chứng tích thực, trướng bụng, ăn không tiêu: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột. Lấy 2-3 củ tỏi tách từng tép bỏ vào bụng cá, ngoài gói 2-3 lớp giấy rồi đem nướng chín, bỏ tỏi ăn cá.

Cá diếc chữa nhiều bệnh cực tốt, nhưng 'đại kỵ' với những người này - 2

Bệnh nhân có bệnh gan đang trong giai đoạn phát triển cấp tính cũng nên giảm lượng protein trong thực phẩm hàng ngày, nên kiểm soát lượng đạm ăn vào tối đa ở mức 20 gam/ngày. Do cá diếc rất giàu protein, và do đó, những bệnh nhân này không nên ăn, để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình chữa bệnh. Ảnh minh hoạ: Internet

Trị chứng buồn nôn, nôn mửa: Cá diếc 1 con làm sạch, sa nhân 3 g, gừng sống 3 g, hồ tiêu 3 g, đổ nước xâm xấp, hầm chín lấy nước uống.

Trị viêm đại tràng mạn tính: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột hầm mềm lấy nước nấu cháo, gỡ thịt cá cho vào cháo, thêm gia vị vừa đủ, rau thơm, ăn nóng.

Trị đau gan vàng da: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột, nướng qua cho thơm rồi lấy rau má và lá mơ nấu cùng, ăn trong ngày. Cần ăn thường xuyên.

Sản phụ thiếu sữa, sức yếu sau sinh: Cá diếc 400 g, rửa sạch, bỏ ruột, nhét vào bụng cá hoàng kỳ 20 g, đương quy 10 g, thông thảo 8 g, nước vừa đủ ngập cá, hầm lửa nhỏ cho nhừ. Ăn cá uống nước canh liền trong 4-5 ngày.

4 nhóm người không nên ăn cá diếc:

Cá diếc chữa nhiều bệnh cực tốt, nhưng 'đại kỵ' với những người này - 3

Một số người có cơ địa thuộc về nhóm mẫn cảm, dễ bị dị ứng, mỗi lần ăn cá có thể gây dị ứng. Những người này tốt nhất là không ăn cá diếc. Ảnh minh hoạ: Internet

Bệnh nhân gút (Gout)

Thông thường, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ phân loại thực phẩm chứa purine ra thành 4 cấp độ bao gồm: Thực phẩm có mức purine cực cao, thực phẩm có mức purine cao vừa, thực phẩm có mức purine thấp vừa, và thực phẩm có mức purine thấp.

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng purine trong mỗi 100 gram cá diếc có tới 137,1 mg, đây là món ăn xếp vào nhóm thực phẩm chứa mức purine thứ hai.

Người bị bệnh gút trong giai đoạn phát bệnh, khống chế mỗi ngày không được hấp thụ quá 150 mg purine. Vì vậy, đây là lý do bạn không nên ăn cá diếc.

Những người bị dị ứng với cá

Một số người có cơ địa thuộc về nhóm mẫn cảm, dễ bị dị ứng, mỗi lần ăn cá có thể gây dị ứng. Những người này tốt nhất là không ăn cá diếc.

Bệnh nhân mắc bệnh gan và bệnh thận

Một số bệnh nhân bị sỏi phải được kiểm soát mức acid uric niệu, vì nếu có khi cơ thể có quá nhiều axit hóa hoặc mức độ bài tiết acid uric quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng axit uric kết hợp với nhau tạo thành sỏi, dẫn đến mức độ gây sỏi thận ngày càng tăng.

Do đó, những bệnh nhân này muốn hạn chế hấp thụ vào cơ thể số lượng purine lớn thì cách tốt nhất là không nên ăn quá nhiều cá. Bởi vì cá rất giàu kali, bệnh nhân bị suy thận cấp tính cũng không nên ăn, nếu không nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Ngoài ra, bệnh nhân có bệnh gan đang trong giai đoạn phát triển cấp tính cũng nên giảm lượng protein trong thực phẩm hàng ngày, nên kiểm soát lượng đạm ăn vào tối đa ở mức 20 gam/ngày. Do cá diếc rất giàu protein, và do đó, những bệnh nhân này không nên ăn, để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình chữa bệnh.

Cá diếc chữa nhiều bệnh cực tốt, nhưng 'đại kỵ' với những người này - 4

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng purine trong mỗi 100 gram cá diếc có tới 137,1 mg, đây là món ăn xếp vào nhóm thực phẩm chứa mức purine thứ hai. Người bị bệnh gút trong giai đoạn phát bệnh, khống chế mỗi ngày không được hấp thụ quá 150 mg purine. Vì vậy, đây là lý do bạn không nên ăn cá diếc. Ảnh minh hoạ: Internet

Nhóm người bị rối loạn chảy máu

Cá diếc rất giàu axit eicosapentaenoic, thành phần này có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và chống huyết khối.

Trong khi những người bệnh bị rối loạn chảy máu, bao gồm phát ban xuất huyết dị ứng, chứng thiếu hụt vitamin C, bệnh nhân ưa chảy máu, chủ yếu là do cơ chế cầm máu của cơ thể bất thường, biểu hiện rõ nhất là một số bộ phận khác nhau trên cơ thể dễ bị chảy máu. Khi mắc bệnh này, tốt nhất là bạn không nên ăn cá diếc.

Dưa hấu bổ nhưng đại kỵ với nhiều người

Dưa hấu rất giàu chất dinh dưỡng - bao gồm vitamin A và C, các vitamin B và kali. Đặc biệt, dưa hấu chứa nhiều lycopene, là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Oải Hương ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN