Ăn nội tạng động vật như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe?

Sự kiện: Sống khỏe

Nội tạng động vật là món ăn giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cần ăn đúng liều lượng để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

1. Những phần nội tạng thường được sử dụng

Thịt nội tạng bao gồm các cơ quan của động vật mà con người sử dụng làm thực phẩm để chế biến và tiêu thụ. Những động vật được con người sử dụng nội tạng làm món ăn phổ biến nhất là: Bò, lợn, cừu, dê, gà và vịt.

Những phần nội tạng thường được sử dụng làm thực phẩm bao gồm: Gan, tim, óc, lòng, lưỡi, thận, dạ dày, lá lách.

Theo Jake Young của tạp chí Gastronomica , thịt nội tạng đang được ưa chuộng trở lại, kể cả trong thế giới ẩm thực cao cấp. Thông tin dinh dưỡng tham khảo cho biết:

4 ounce (1 ounce bằng khoảng 31.10 g) gan bò sống chứa:

Lượng calo: 153Chất đạm: 23 gChất béo: 4 gCarb: 4 gChất xơ: 0 g

4 ounce tim bò sống chứa:

Lượng calo: 127 caloChất đạm: 20 gChất béo: 4 gCarb: 0 gChất xơ: 0 g

Nên tìm mua các loại nội tạng động vật ở những cơ sở giết mổ đã qua kiểm dịch

Nên tìm mua các loại nội tạng động vật ở những cơ sở giết mổ đã qua kiểm dịch

2. Lợi ích khi ăn thịt nội tạng động vật

2.1 Nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất

Thịt nội tạng cung cấp nguồn protein khá phong phú, bao gồm tất cả 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả.

Thịt nội tạng có đầy đủ chất dinh dưỡng và thường bổ dưỡng hơn thịt cơ. Với những ngoại lệ cần lưu ý như lòng và óc của động vật thì hầu hết các loại thịt nội tạng đều là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm nhiều vitamin nhóm B, sắt và kẽm. Thậm chí thịt nội tạng nếu ăn điều độ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Thiamin, còn được gọi là vitamin B1 có trong gan. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiamin có thể giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer.

Bên cạnh đó, thịt nội tạng làm tăng năng lượng, nhất là gan và thận chứa nhiều sắt, do đó ăn hợp lý sẽ làm tăng lượng sắt trong máu của bạn. Thịt nội tạng chứa sắt heme, có tính khả dụng sinh học cao, vì vậy nó được cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt không phải heme từ thực phẩm thực vật.

Những người bị thiếu sắt có thể ăn các loại thịt nội tạng (đặc biệt là gan) để tăng mức năng lượng. Thịt nội tạng đặc biệt giàu vitamin B như B12 và folate, các chất khoáng như: sắt, magie, selen và kẽm, và các vitamin tan trong chất béo quan trọng như vitamin A, D, E và K.

Chất béo nội tạng cũng có khả năng hòa tan các vitamin tan trong dầu giúp cho quá trình hấp thu vào cơ thể.

Riboflavin còn được gọi là vitamin B2, là một thành viên quan trọng của họ B - vitamin có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư. Riboflavin được tìm thấy trong thịt nội tạng, đặc biệt là thận và gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng riboflavin giúp giảm nguy cơ ung thư phổi và đại trực tràng. Sự thiếu hụt riboflavin đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản.

Tất cả các cơ quan thịt (trừ ruột) đều chứa một lượng lớn vitamin B12. Kết hợp với folate (cũng có trong thịt nội tạng ), vitamin B12 giúp điều hòa mức homocysteine trong máu. Mức độ cao của homocysteine là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Nhiều loại thịt nội tạng chứa nhiều kẽm như gan, thận và tim. Kẽm cần thiết cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động tốt. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng hơn.

Thịt nội tạng cung cấp nguồn protein khá phong phú, bao gồm tất cả 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả.

Thịt nội tạng cung cấp nguồn protein khá phong phú, bao gồm tất cả 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả.

2.2 Duy trì khối lượng cơ bắp của cơ thể

Mang lại cảm giác no lâu hơn do giàu protein: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu protein có thể làm giảm sự thèm ăn và tăng cảm giác no. Đồng thời có thể thúc đẩy giảm cân bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất.

Duy trì khối lượng cơ bắp của cơ thể: Thịt nội tạng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, rất quan trọng để xây dựng và duy trì khối lượng cơ.

Nguồn cung cấp choline tuyệt vời: Thịt nội tạng là một trong những nguồn cung cấp choline rất tốt nhất, là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe của não, cơ và gan.

3. Một số vấn đề khi sử dụng thịt nội tạng động vật

Mặc dù, ăn thịt nội tạng có một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có một số mặt trái. Do đó những người có bệnh mạn tính nên thận trọng khi muốn ăn thịt nội tạng, hỏi ý kiến bác sĩ điều trị bệnh của mình. Những người khoẻ mạnh cũng tiết chế món khoái khẩu này, không nên ăn thường xuyên có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Thịt nội tạng có hàm lượng cholesterol cao, bất kể nguồn gốc động vật. Trong 100 gam óc bò chứa 1,033% RDI cho cholesterol, trong khi thận và gan có lần lượt là 239% và 127%.

Một số người chiếm khoảng 30% dân số nhạy cảm với cholesterol trong chế độ ăn uống. Với những đối tượng này, việc tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol có thể làm tăng tổng lượng cholesterol. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, chỉ nên bổ sung lượng chất béo bão hòa bằng 5-6% lượng calo tiêu thụ hằng ngày.

Ăn nội tạng động vật như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe? - 3

Lòng lợn là nơi có chứa rất nhiều ký sinh trùng, vì vậy khi chế biến không sạch, luộc không chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng (giun, sán) sang người.

Lòng lợn là nơi có chứa rất nhiều ký sinh trùng, vì vậy khi chế biến không sạch, luộc không chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng (giun, sán) sang người.

Đặc biệt, khi sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc hoặc không bảo đảm chất lượng rất có thể người dùng sẽ bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại, như: Salmonella, E.coli, Listeria monocytogenes hay tụ cầu, gây hại cho cơ thể, gây ra ngộ độc thực phẩm, nôn ói…

4. Cách sử dụng thịt nội tạng động vật hợp lý

Ăn nội tạng động vật như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe? - 4

Không có nhiều hạn chế khi kết hợp thịt nội tạng vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với một số người có thể dễ bị ảnh hưởng nếu tiêu thụ lượng cao và cần hạn chế tiêu thụ loại thịt này.

Những người bị bệnh gout cần hạn chế ăn nội tạng: thịt nội tạng đặc biệt chứa nhiều purin có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.

Những người được chẩn đoán mắc bệnh thừa sắt, có quá nhiều chất sắt trong máu nên hạn chế ăn các loại thịt nội tạng giàu chất sắt.

Đối với trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người thiếu máu, thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi thì nên ăn các loại phủ tạng như: Gan, tiết, tim tuy nhiên, chỉ ăn vừa phải, ăn từ 2 đến 3 lần/tuần, mỗi lần ăn từ 50 đến 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 đến 50g/bữa.

Nên tìm mua các loại nội tạng động vật ở những cơ sở giết mổ đã qua kiểm dịch, nội tạng từ những con vật khỏe mạnh, nên tự mua lòng sống về tự làm sạch cẩn thận với muối chanh dấm và chế biến bảo đảm vệ sinh.

Ăn nội tạng động vật như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe? - 5

Nguồn: [Link nguồn]

11 điều nên biết về tiết canh, lòng lợn, nội tạng động vật

Xưa nay vẫn tồn tại quan niệm: "ăn gì bổ nấy", người bị bệnh gì thì nên ăn loại nội tạng đó để tốt cho bộ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ThS.BS Đoàn Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN