5 tín hiệu cảnh báo sức khỏe đáng lo ngại

Sự kiện: Sống khỏe

Liệu những biểu hiện, mà bạn nhận thấy trên cơ thể mình là bình thường hay đòi hỏi phải tham khảo ý kiến bác sĩ?

Những rắc rối thầm kín có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, thậm chí cả trong trường hợp chúng ta rất quan tâm đến vệ sinh cá nhân và duy trì quan hệ tình dục với duy nhất một đối tác.

Vì thế việc nhanh chóng phân biệt những phản ứng bình thường của cơ thể với những triệu chứng điển hình các bệnh phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

1. Ngứa ngáy và bỏng rát bên trong "chỗ ấy"

Có thể do hậu quả cọ xát trong lúc sinh hoạt vợ chồng hoặc vì mặc quần lót quá chật, kém thoải mái (thí dụ đồ lót lưới).
 
Tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng có thể là hiệu ứng của việc sử dụng đồ rửa không thích hợp (thí dụ xà phòng thông thường hoặc kem tắm).
 
Để chấm dứt những triệu chứng khó chịu, hãy sử dụng đồ lót rộng rãi, thoải mái bằng chất liệu vải bông tự nhiên thông thoáng và các sản phẩm vệ sinh thầm kín đặc thù (trừ các sản phẩm khử mùi, bởi chúng cũng có thể gây ngứa ngáy).
 
Trường hợp vẫn không đỡ, hãy gõ cửa bác sĩ phụ khoa. Bởi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu có thể là dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển của bệnh viêm nhiễm nào đó.
 
2. Dịch nhầy khác lạ
 
Dịch nhầy tự nhiên từ đường sinh sản vốn trong suốt hoặc màu trắng, có mùi hơi chua hoặc không mùi.
 
Số lượng dịch nhầy tuỳ thuộc vào thời điểm cụ thể của chu kỳ kinh nguyệt (nhiều nhất vào giữa chu kỳ) và tuổi tác (việc tạo ra dịch nhầy ít hơn khi bước vào tuổi mãn kinh).

Cần phải lưu ý, trường hợp thấy xuất hiện dịch nhầy có cấu trúc khác thường (đặc sệt, sủi bọt), có mùi khó chịu và có màu sắc khả nghi (vàng, xanh, sẫm màu, màu vàng hoặc lẫn máu).
 
Dịch nhầy khác lạ đó gọi là mủ. Chúng thường xuất hiện trong những trường hợp bên trong "nơi thầm kín" bị nhiễm trùng và bị nấm. Nhất thiết phải gõ cửa bác sĩ phụ khoa.

3. Đau bụng dưới

Có thể đau bụng dưới trong thời gian rụng trứng (thời điểm giữa chu kỳ), và có thể trước kinh nguyệt và trong thời gian này. Đó là hiện tượng tự nhiên, không có gì phải lo lắng.
 
Nếu tình trạng đau đớn vẫn xuất hiện cả trong những giai đoạn khác của chu kỳ hoặc đau dữ dội - cần phải đến ngay phòng khám. Lý do: Có thể bị viêm nhiễm bên trong bộ máy sinh dục hoặc u xơ dạ con.

4. Són tiểu

Thỉnh thoảng có thể xảy ra với mọi người. Tuy nhiên nếu tình trạng liên tục lặp lại, xuất hiện thậm chí cả khi nỗ lực không đáng kể (thí dụ trong lúc vui cười, ho hắng) hoặc thậm chí bất cần lý do - cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tình trạng này được gọi là hội chứng són tiểu và đòi hỏi phải chữa trị. Trong những trường hợp nhẹ, thường chỉ cần củng cố cơ đáy chậu.
 
Những bài tập luyện cơ Kegel đơn giản (co bóp niệu quản nhiều lần lúc đi tiểu) thực hiện trong thời gian dài có thể giải quyết được tình trạng phiền toái này.
 
Trường hợp bất thành, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giảm thiểu lượng nước tiểu và làm dịu tình trạng co thắt bàng quang hoặc chỉ định phẫu thuật.
 
Són tiểu ngoài ý muốn xảy ra nhiều nhất với phụ nữ từng đẻ khó và đối tượng đang (hoặc đã) bước sang tuổi mãn kinh.
 
5. Chậm kinh

Đó là tín hiệu điển hình đầu tiên báo hiệu có thai, nhưng không chỉ có vậy. Tình trạng chậm kinh:
 
- Vài hoặc hơn chục ngày, thỉnh thoảng xảy ra: Có thể do hậu quả stress, cơ thể mệt mỏi, thay đổi khí hậu (khi đi du lịch xa) cũng như vì chế độ ăn uống giảm béo hà khắc.
 
Hoặc nguyên nhân cũng có thể là do nhiễm bệnh (thậm chí cúm bình thường) hoặc hậu quả sử dụng một số tân dược (thí dụ thuốc áp huyết cao, thuốc điều trị bệnh tâm thần)...
 
- Chậm vài tuần hoặc lâu hơn và thường lặp lại: Có thể vì lý do những rối loạn hormone, ví dụ do hậu quả mãn kinh, do hội chứng dính buồng trứng hoặc tình trạng suy tuyến giáp, hoặc tình trạng gia tăng sản xuất prolactin (hoóc môn do vùng chân đồi não bộ sản xuất).
 
Trong những trường hợp này cần phải có sự giúp đỡ tích cực của bác sĩ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tri thức trẻ
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN