Mai Khôi từng bỏ nhà đi bụi
Mai Khôi tự nhận mình là lạ, bởi cô ca sĩ trẻ này có những cách suy nghĩ không giống ai và nhiều hành động cũng… chả giống ai. Hơn nữa, những suy nghĩ và hành động chả giống ai này của cô lại được củng cố bằng một sự tự tin, tự tin một cách kỳ lạ.
Sinh viên không xin tiền nhà
May mắn sinh ra trong một gia đình có bố biết về nhạc và mở lớp dạy đàn ghi ta tại nhà, Mai Khôi đã được học đàn ngay từ bé và sau đó tham gia vào đội văn nghệ của Trường trung học Phan Bội Châu (thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa).
Ca sĩ Mai Khôi
Chỉ có thế nhưng năm đang học lớp 6, nghe tin tỉnh có tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc, Mai Khôi đã mạnh dạn tham gia. Với ca khúc đầu tay Quê hương Cam Ranh, Mai Khôi đã tự phối âm, tự ôm đàn hát để dự thi.
“Cô gái lạ” Mai Khôi
Năm 14 tuổi, trong một lần giận bố mẹ Mai Khôi đã bỏ nhà vào Sài Gòn cùng một người bạn. Dù chưa đến Sài Gòn bao giờ nhưng cô bé đã tự tin sẽ đàn hát để… kiếm sống. May mắn là bố mẹ đã tìm ra và đưa về nhà chứ không thì biết đâu Sài Gòn đã có thêm một ca sĩ nhí từ ngày đó.
Dù không đạt giải nhưng ca khúc đó đã được BTC đánh giá cao và được chọn để phát trên sóng phátthanh của đài tỉnh nhiều lần. Năm 14 tuổi, trong một lần giận bố mẹ, Mai Khôi đã bỏ nhà vào Sài Gòn cùng một người bạn. Dù chưa đến Sài Gòn bao giờ nhưng cô bé đã tự tin sẽ đàn hát để… kiếm sống. May mắn là bố mẹ đã tìm ra và đưa về nhà chứ không thì biết đâu Sài Gòn đã có thêm một ca sĩ nhí từ ngày đó.
Nhưng chuyến lập nghiệp hụt đó không làm cho Mai Khôi nản chí, nên sau khi tốt nghiệp phổ thông, đã đủ tuổi trưởng thành và được quyền “tự tung tự tác” thì điểm đến của Mai Khôi cũng vẫn là Sài Gòn.
Tuy nhiên, chuyến đi lần này có khác đôi chút là vào theo học tại Nhạc viện TP.HCM. Không nhờ đến viện trợ của bố mẹ mà ngay từ những ngày đầu tiên vào Sài Gòn, Mai Khôi đã ôm đàn đến các phòng trà để… xin được hát.
Quả thực ngay cả những cư dân chính hiệu giữa Sài Gòn thì chuyện một người không hề có chút tên tuổi vác đàn đến xin ông chủ phòng trà để được hát sẽ là chuyện không tưởng. Nhưng Mai Khôi vẫn tự tin sẽ làm được và quả thực, sự kiên nhẫn cùng sự tự tin của cô gái trẻ đã thỏa được mong ước là được hát, dù chỉ là hát lót.
Mấy năm trời đằng đẵng, Mai Khôi từ một ca sĩ trẻ tỉnh lẻ không tên tuổi đã trở thành một ca sĩ được biết đến giữa Sài Gòn đầy sôi động. Điều đáng nói cô không hề có đại gia chống lưng hay có những tuyệt chiêu đánh bóng tên tuổi như nhiều ca sĩ khác. Lý giải về điều này, Mai Khôi thản nhiên… khoe: “Tại vì em có giọng hát hay, mà giọng hát hay thì phải nổi tiếng chứ có gì đặc biệt đâu”.
Mai Khôi hát cùng lính đảo
Học thanh nhạc được vài năm thì Mai Khôi bỏ ngang bởi một lý do duy nhất: Trong trường chỉ dạy opera, điều mà Mai Khôi không thích. Bỏ ra ngoài, Mai Khôi theo học những khóa dạy nhạc tư, lựa chọn con đường nhạc nhẹ để tiến thân. Nhiều người tiếc rẻ con đường bị bỏ dỡ nhưng Mai Khôi lại cho rằng con đường mình chọn là đúng đắn nhất. Và quả thực, từ khi theo học những khóa thanh nhạc, Mai Khôi đã có những thay đổi nhất định.
Vẫn là hình ảnh một cô ca sĩ ôm đàn hát trên sân khấu, nhưng cô gái ấy không còn dáng yểu điệu thục nữ hiền dịu như ngày nào mà giờ đây đã là một Mai Khôi bốc lửa rừng rực, luôn cháy bỏng khát khao đầy nữ tính.
Mai Khôi hát nhạc Việt, Mai Khôi hát nhạc Anh… cô ca sỹ từ tỉnh lẻ đã được nhắc tới nhiều hơn, được nhiều phòng trà mời hát hơn. Mai Khôi đã tự mình xây dựng một thương hiệu riêng, thương hiệu “Người đàn bà trẻ con” và đã có một chỗ đứng nhất định trong làng nhạc Sài Gòn, dù chỗ đứng ấy chưa mạnh nhưng cũng đủ để cô có cuộc sống vững vàng và làm những điều mình yêu thích.
Còn trẻ chưa vội kiếm tiền
Nhưng Mai Khôi lại không đi hát nhiều, không chạy sô như những ca sỹ khác khi có chút tiếng tăm. Một tuần Mai Khôi chỉ đi hát một tối duy nhất ở phòng trà mà cô yêu thích, còn lại thời gian thì để… học và chơi.
Ca sĩ Mai Khôi
“Một tuần em đi hát một buổi, tiền cát sê chừng 15 triệu. Như thế thì một tháng em đã có 60 triệu, đủ để chi tiêu rồi thì đâu cần hát nhiều. Em biết mình còn trẻ, cần có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống chứ chưa phải è sức ra kiếm tiền” - Mai Khôi nói và làm đúng như thế.
Cô học thanh nhạc, học hòa âm, học sáng tác và rảnh rỗi thì lại đi du lịch. Rồi dường như không an phận với vai trò một ca sĩ, Mai Khôi lại bắt tay vào sáng tác. Những sáng tác mới của cô chưa được phòng trà chấp nhận thì Mai Khôi để dành ra album, gửi tham gia các chương trình như Bài hát Việt, Album Vàng.
Tâm hồn trẻ trung, những suy nghĩ rất khác người khiến cho các ca khúc của mai Khôi cũng rất… khác người. Sự yêu đời, yêu người và những khát khao cháy bỏng về tình yêu luôn là chủ đề chính trong các ca khúc của Khôi, những Hương tình yêu, Đợi chờ hay Ru mình… đều là ca khúc pop nhẹ nhàng, êm dịu đã được công chúng đánh giá cao và lọt vào chung kết Bài hát Việt.
Dần dần, người ta lại biết tới một Mai Khôi nhạc sĩ khi cô ra liền mấy album và được công chúng đón nhận. Không dừng lại ở đó, Mai Khôi còn mạnh dạn sáng tác những ca khúc tiếng Anh dù cô thừa nhận chưa đủ trình độ ngọai ngữ để sáng tác nhưng vẫn mong có được những ca khúc tiếng Anh cho phù hợp với thời buổi hội nhập.
Hơn chục năm đi hát, cái tên Mai Khôi đã có chỗ đứng khá vững trong làng nhạc TP.HCM. Nhưng người ta nhắc tới Mai Khôi không chỉ ở một cô ca sĩ luôn bốc lửa, một Mai Khôi với nhiều câu nói gây sốc… mà còn là một Mai Khôi… mạnh thường quân.
Những ca sĩ trẻ mới lập nghiệp cũng hay thường được Mai Khôi giúp đỡ. Những chuyến từ thiện thường hay có tên Mai Khôi trong danh sách. Mai Khôi thành thật: “Tôi đã từng trải qua những ngày tháng khó khăn nên tôi hiểu, nếu mình tạo cơ hội được cho ai đó thì nên làm vì tiền bạc có nhiều rồi cũng chẳng để làm gì.” Mai Khôi nói và làm như thế nên sau bao năm đi hát, dù đã có tên tuổi nhưng cô vẫn phải ở nhà thuê, vẫn đi lại bằng xe taxi hay là bạn bè chở.
Năm 2010 bài hát Việt Nam của Mai Khôi đoạt giải Bài hát Việt của năm, một lần nữa mọi người đều bất ngờ bởi một cô ca sĩ luôn bốc lửa, luôn cháy với những ca khúc về tình yêu lại có được một ca khúc đầy chất… chính luận, nồng nàn yêu nước đến thế.
Kể về ca khúc Việt Nam, Mai Khôi bảo: “Trước khi sáng tác ca khúc trên, lần đầu tiên tôi được sang Mỹ. Hơn một tháng trên đất Mỹ, tôi bỗng nhớ quê nhà đến cồn cào. Rồi sau đó, trong một lần trên máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội để biểu diễn.
Khi nhìn qua khoang cửa sổ máy bay, tôi thấy những cách đồng trải dài, bát ngát, những con sóng ven biển li ti chạy đuổi nhau, bỗng nhiên sao tôi thấy đẹp lạ lùng. Thế là tôi cầm bút viết một mạch. Ca khúc Việt Nam đã hoàn thành trong bối cảnh đó”.
Không hát sẽ đi tu và vẽ tranh
Cô chia sẻ những tâm sự thầm kín
Khi gửi dự thi tôi không nghĩ là sẽ đoạt giải bởi tôi nghĩ so với tầm của những ca khúc lớn như Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận) hay Đất nước (Phạm Minh Tuấn) thì ca khúc Việt Nam của tôi còn quá nhỏ bé. Tôi chỉ viết những lời ca đơn giản của một cô bé yêu quê hương, còn những ca khúc kia mới thực sự hoành tráng, đồ sộ, xứng tầm cho một tình yêu lớn.”
Giờ đây ngoài công việc sáng tác và đi hát, Mai Khôi còn chuyển sang vẽ tranh. Cô bảo cô vẽ cũng đẹp không kém gì... giọng hát nên cô phải vẽ cho thỏa lòng. Cô cũng bảo trong tương lai khi không hát được nữa cô sẽ vào chùa đi tu và vẽ tranh. Được hỏi đã yêu, đang yêu rất nhiều tại sao lại nghĩ đến chuyện đi tu, Mai Khôi lại bảo: “Em mong muốn được giúp đỡ nhiều người hơn nữa và đi tu để em thỏa ước nguyện đó. Vậy thôi”.
Thế nhưng chính những lời ca giản dị, mộc mạc của ca khúc Việt Nam ấy lại được Hội đồng nghệ thuật cuộc thi Bài hát Việt đánh giá cao. Theo nhạc sĩ Dương Thụ thì, sự cảm nhận tình yêu đất nước của mỗi người đều khác nhau nên cách nhìn của một cô gái chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống về quê hương cũng là một nét đẹp rất riêng, rất đáng trân trọng.
Những câu hát “Xin được viết lên bài hát ca ngợi quê hương của tôi. Ôi Việt Nam đẹp xinh muôn màu... Việt Nam nơi ta được thắp lên niềm tin. Nào ta cùng hát lên hồn nhiên. Cùng đi về nơi bình yên tuyệt vời…” đã chinh phục mọi người bằng lời ca giản dị, bằng những nốt nhạc mộc mạc nhưng lại rất cô đọng, trong sáng.
Mai Khôi thẳng thắn: “Có người cho rằng thế hệ trẻ chúng tôi có xu hướng hướng ngoại từ cách sống, cách nghĩ đến cả cách ăn mặc và như thế sẽ mất dần hình ảnh quê hương đất nước trong bản thân. Nhưng tôi lại cho rằng cách sống của giới trẻ hiện nay là hòa nhập, đó là xu hướng tất yếu của cả thế giới.
Nhưng bảo như thế là chúng tôi không yêu đất nước là không đúng. Nhiều bạn học của tôi đã xuất ngoại nhưng vẫn hướng về quê hương, nhiều bạn bè của tôi vẫn tham gia nhiệt tình các công tác xã hội, các hoạt động từ thiện. Họ vẫn yêu nước theo cách riêng của mình”.
Mai Khôi cũng kể từ ngày đoạt giải Bài hát Việt, đi trình diễn bất cứ nơi đâu cô cũng được yêu cầu hát ca khúc Việt Nam. Nhiều bạn trẻ còn cùng hát với Mai Khôi, cùng chia sẻ tình cảm với Mai Khôi. Mai Khôi khẳng định đó cũng là sự thể hiện tình yêu của các khán giả trẻ về quê hương đất nước qua những ca khúc.
Nhưng quan trọng là có nhiều ca khúc như thế để dành cho các bạn trẻ hay không? Với riêng Mai Khôi, cô sẽ tiếp tục sáng tác các ca khúc có chủ đề đất nước, vì yêu quê hương không chỉ một lần. Nhưng “Phải cần thêm những trải nghiệm mới vì tình yêu quê hương đất nước lớn lắm, mênh mông lắm”- Mai Khôi bảo.
Đi nhiều, nhưng Mai Khôi vẫn ấn tượng nhất ở chuyến Trường Sa vừa qua. Bão và sóng biển làm cho cả đoàn say tưởng như tiêu tùng nhưng khi lên đảo, gặp những người chiến sĩ Trường Sa là tất cả lại quên đi cơn say, lao vào với hát, với giao lưu thâu đêm. Và từ những ngày đi biển đầy sóng gió, Mai Khôi lại có những sáng tác mới về quê hương đất nước. Hy vọng những sáng tác mới đó sẽ sớm đến với khán giả.
Giờ đây ngoài công việc sáng tác và đi hát, Mai Khôi còn chuyển sang vẽ tranh. Cô bảo cô vẽ cũng đẹp không kém gì... giọng hát nên cô phải vẽ cho thỏa lòng. Cô cũng bảo trong tương lai khi không hát được nữa cô sẽ vào chùa đi tu và vẽ tranh. Được hỏi đã yêu, đang yêu rất nhiều tại sao lại nghĩ đến chuyện đi tu, Mai Khôi lại bảo: “Em mong muốn được giúp đỡ nhiều người hơn nữa và đi tu để em thỏa ước nguyện đó. Vậy thôi” - lại một suy nghĩ đầy lạ lùng của “cô gái lạ” Mai Khôi.