Làng nghề làm tăm hương hơn 100 tuổi “thoi thóp” trong cơn bĩ cực mang tên Covid -19

Hình thành hơn 100 năm, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường nước ngoài hạn chế tiêu thụ, hoạt động sản xuất của người dân làng nghề gặp vô vàn khó khăn.

Làng nghề tăm hương lớn nhất Việt Nam giờ ra sao?

Cách trung tâm khoảng 30km, chúng tôi tìm đến làng nghề truyền thống Quảng Phú Cầu – làng nghề sản xuất tăm hương lớn nhất cả nước tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Dọc hai bên đường vào làng, chúng tôi cảm nhận được không khí yên ắng, vắng lặng của làng hương trăm năm tuổi. Dường như tiếng ồn ã của máy móc sản xuất, tiếng xe vận chuyển sản phẩm cũng thưa thớt hơn. Trong một vài xưởng sản xuất còn hoạt động, các cụ già miệt mài bổ vầu, bó tăm hương, còn một số thanh niên đứng máy, vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm...

Đến Quảng Phú Cầu, hình ảnh dễ dàng bắt gặp là những “bông hoa” tăm hương đỏ rực

Đến Quảng Phú Cầu, hình ảnh dễ dàng bắt gặp là những “bông hoa” tăm hương đỏ rực

Trước đây, cả làng Quảng Phú Cầu nhà nào cũng làm nghề quanh năm. Các sản phẩm tăm hương được tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước nhưng chủ yếu bán cho các thị trường nước ngoài như: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia... Do dịch việc sản xuất, kinh doanh của làng nghề gặp vô vàn khó khăn.

Cả xã có 5 thôn với hơn 3.000 hộ làm nghề tăm hương, trong đó số lượng xưởng sản xuất bằng máy móc khoảng 200 hộ. Trước khi có dịch, thu nhập của công nhân ở xưởng trung bình từ khoảng 6 đến 7 triệu đồng một tháng, còn đối với những người làm thủ công cũng có thu nhập 50 đến 60 nghìn đồng một ngày.

Nhiều gia đình đang tồn nhiều hàng thành phẩm mà không thể bán

Nhiều gia đình đang tồn nhiều hàng thành phẩm mà không thể bán

Hiện nay nhiều xưởng sản xuất phải đóng cửa vì không bán được hàng, đọng vốn nhiều và không có tiền trả cho công nhân. Do dịch bệnh, sản phẩm không thể xuất ra các thị trường ngoài nước, người dân phải xoay nghề sang chẻ tăm bằng tay để tiêu thụ ở thị trường trong nước. “Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các thị trường nước ngoài đặc biệt là Ấn Độ giảm mạnh việc nhập tăm hương khiến doanh thu bị giảm hơn 50%. Trước đây xưởng nhà tôi cho ra khoảng 25 đến 30 tấn tăm thành phẩm, còn sau dịch giảm hơn nửa mà vẫn còn rất nhiều hàng tồn kho”, cô Nguyễn Thị Mùi bộc bạch.

Cô Nguyễn Thị Mùi chia sẻ về làng nghề những ngày khốn khó.

Cô Nguyễn Thị Mùi chia sẻ về làng nghề những ngày khốn khó.

Bà Đặng Thị Hoa một công nhân trong nghề cho hay: “Theo nghề hơn 30 năm nay chưa bao giờ tôi thấy nghề làm tăm hương khó khăn như vậy. Sau dịch người dân bỏ nghề nhiều, một số người vẫn chưa tìm được việc làm, còn một số thì xoay nghề làm công nhân nhà máy”.

Khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm khiến nhiều hộ kinh doanh thiếu hụt vốn phải chuyển qua hình thức kinh doanh khác hoặc rời địa phương đi làm ăn xa dẫn đến tình trạng thiếu nhân công trẻ, tay nghề cao.

Nỗi niềm của gia đình có 5 đời thăng trầm cùng nghề truyền thống

Theo chân người dân trong làng, chúng tôi đến thăm hộ sản xuất tăm hương thủ công của bà Nguyễn Thị Tơ (69 tuổi) - một cao niên làm nghề tăm hương lâu đời ở làng nghề Quảng Phú Cầu. Trước mắt chúng tôi là ngôi nhà cấp bốn cũ, khoảng sân rộng được che chắn bằng mái tôn chất đầy những bó tăm tre xếp thành từng chồng cao ngút.

Bà Nguyễn Thị Tơ, một  người có gần 60 năm bám nghề truyền thống.

Bà Nguyễn Thị Tơ, một  người có gần 60 năm bám nghề truyền thống.

Sống gần hết đời người, đã chứng kiến nhiều thăng trầm của nghề, bà Tơ nhiệt tình chia sẻ với chúng tôi về nghề tăm hương nức tiếng của làng mình. Thoăn thoắt đôi tay chẻ vầu, bà cho biết gia đình bà có truyền thống 5 đời làm tăm hương, từ cụ tổ cho đến con cháu của bà cũng đang tiếp nối nghề của gia đình.  Bà kể, ngày xưa do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không được học hành đến nơi đến chốn, đến năm 10 tuổi bà đã bắt đầu học làm tăm hương cùng bố mẹ, tính đến nay người đàn bà này cũng có gần 60 năm trong nghề.

Bà cho biết ban đầu, nghề này xuất phát chỉ là nghề phụ, làm khi nông nhàn nhưng sau do nhu cầu, sản phẩm được ưa chuộng, nghề này phát triển mạnh, trở thành nghề chính, thu hút đa số hộ dân. Bà Tơ là số ít người trong làng theo nghề chẻ tăm bằng tay. Bà cho hay những năm gần đây, người ta chủ yếu sản xuất bằng máy móc. Những người không có điều kiện đầu tư máy móc, có tuổi như bà thì làm thủ công.

Chia sẻ về động lực “bám nghề” suốt 60 năm, bà Tơ cho biết: “Sản phẩm tăm hương Quảng Phú Cầu gắn liền với bề dày lịch sử, văn hóa của người dân nơi đây. Do đại dịch Covid 19 công việc sản xuất, thu nhập bị sụp giảm nặng nề khiến nhiều người phải bỏ nghề. Riêng tôi còn sức thì cố lấy công làm lời mà gắn bó, giữ lấy cái nghề truyền thống của gia đình”.

Nguồn: [Link nguồn]

Tôm hùm, cá mú giảm giá sốc vẫn ế, người nuôi “méo mặt” bỏ nghề hàng loạt

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kể từ đầu quý 2 đến nay cá mú và tôm hùm đồng loạt rớt giá thảm hại. Hiện, giá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG LY – THÁI PHƯƠNG ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN