Gia đình 4 đời may áo dài ở phố Cổ: Từ chân máy khâu rỉ sét đến thương hiệu nổi danh Hà thành 

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cụ Lê Thị Quyến – 80 tuổi, bắt đầu học nghề may áo dài năm 12 tuổi, đến năm 40 tuổi mở xưởng may riêng và từ đó tạo ra hàng chục nghìn chiếc áo dài mang thương hiệu gia truyền, nổi danh Hà thành. Hơn cả một người thợ may, cụ Quyến gắn cuộc đời mình với nghề này như một cách để cố giữ lại chút Hà Nội “xưa” cuối cùng ngay giữa lòng phố Cổ nhộn nhịp.

Cụ Lê Thị Quyến (sinh năm 1940) được biết đến là cụ bà cuối cùng lưu giữ nghề may áo dài truyền thống ở phố Cổ Hà Nội. Không còn là cái tên xa lạ mỗi khi nhắc về “Áo dài Lương Văn Can”, cụ Quyến dường như đã quen với những tên gọi, danh xưng mà người ta đặt cho mình trong hàng chục năm qua. 

Trải qua hơn 70 năm với những thăng trầm của cuộc sống, những thay đổi của phố thị và của nghề may áo dài, cái “máu nghề” trong người cụ vẫn được gìn giữ vẹn nguyên, thậm chí mỗi lúc một tha thiết hơn. Khi kể về nghề may, về cách mà cụ đã gắn đời mình với nghề truyền thống này, mắt cụ Quyến vẫn sáng lên và giọng nói vẫn thao thao bất tuyệt… 

Cụ Lê Thị Quyến quê gốc ở làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) một trong những địa điểm nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống từ hàng trăm năm nay. 

Cụ Lê Thị Quyến quê gốc ở làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) một trong những địa điểm nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống từ hàng trăm năm nay. 

Gia đình bà Quyến từ xưa đã theo nghề truyền thống, bà Quyến lớn lên cùng tiếng máy khâu nên sớm tiếp thu được tinh hoa của nghề may mà nói như bà là “nó ngấm sâu vào máu từ lúc nào không hay”. 

Gia đình bà Quyến từ xưa đã theo nghề truyền thống, bà Quyến lớn lên cùng tiếng máy khâu nên sớm tiếp thu được tinh hoa của nghề may mà nói như bà là “nó ngấm sâu vào máu từ lúc nào không hay”. 

Bắt đầu học may áo dài từ năm 12 tuổi, nhớ về ngày đó, bà Quyến kể: “Cha tôi vốn là người nghiêm khắc, khi học ông đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe mà nếu không đạt được sẽ bị phạt rất nặng. Có lần chỉ ngồi sai tư thế khi đạp máy khâu tôi bị ông cụ đánh đòn đau nhớ đời. Từ đó, tôi học được tính cẩn thận và tỉ mỉ, không được sai sót dù chỉ một chi tiết nhỏ”.

Bắt đầu học may áo dài từ năm 12 tuổi, nhớ về ngày đó, bà Quyến kể: “Cha tôi vốn là người nghiêm khắc, khi học ông đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe mà nếu không đạt được sẽ bị phạt rất nặng. Có lần chỉ ngồi sai tư thế khi đạp máy khâu tôi bị ông cụ đánh đòn đau nhớ đời. Từ đó, tôi học được tính cẩn thận và tỉ mỉ, không được sai sót dù chỉ một chi tiết nhỏ”.

Bà Quyến là một trong những người đầu tiên mang nghề may áo dài từ Trạch Xá ra lập nghiệp ở phố Lương Văn Can (Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Bà Quyến là một trong những người đầu tiên mang nghề may áo dài từ Trạch Xá ra lập nghiệp ở phố Lương Văn Can (Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Đầu những năm 50, giai đoạn Hà Nội nằm trong tay người Pháp là thời điểm nhu cầu ăn mặc của tầng lớp tư sản ảnh hưởng mạnh bởi trào lưu Âu hóa. Những tà áo dài trở thành một xu thế khẳng định sự lịch lãm và nét duyên dáng của nam thanh nữ tú Hà Thành. Ngày ấy, cứ đeo trên vai một chiếc bồ, bà theo chân ông cụ đến từng gia đình khách hàng, ăn ở cả tuần trời để may áo cho gia chủ.

Đầu những năm 50, giai đoạn Hà Nội nằm trong tay người Pháp là thời điểm nhu cầu ăn mặc của tầng lớp tư sản ảnh hưởng mạnh bởi trào lưu Âu hóa. Những tà áo dài trở thành một xu thế khẳng định sự lịch lãm và nét duyên dáng của nam thanh nữ tú Hà Thành. Ngày ấy, cứ đeo trên vai một chiếc bồ, bà theo chân ông cụ đến từng gia đình khách hàng, ăn ở cả tuần trời để may áo cho gia chủ.

Những năm đó hiệu may không có vải hay quần áo may sẵn như bây giờ. Mỗi khi muốn may quần áo, người ta hay mua vải từ các hiệu vải của người ấn rồi gọi thợ đến tận nhà may đo. Với sự khéo tay của mình, chẳng mấy chốc mà bà Quyến trở nên nổi tiếng và tên bà được lưu hầu hết trong “bộ nhớ thời trang” của các tiểu thư tân thời dọc các phố Hàng Đào, Hàng Ngang...

Những năm đó hiệu may không có vải hay quần áo may sẵn như bây giờ. Mỗi khi muốn may quần áo, người ta hay mua vải từ các hiệu vải của người ấn rồi gọi thợ đến tận nhà may đo. Với sự khéo tay của mình, chẳng mấy chốc mà bà Quyến trở nên nổi tiếng và tên bà được lưu hầu hết trong “bộ nhớ thời trang” của các tiểu thư tân thời dọc các phố Hàng Đào, Hàng Ngang...

Theo bà Quyến, nghề may áo dài thủ công đòi hỏi người thợ đức tính kiên trì, tỉ mỉ và chính xác trong từng chi tiết nhỏ. Áo dài theo “công thức” riêng của bà phải được làm toàn bộ bằng tay từ đo đạc, cắt xẻ đến may khâu. 

Theo bà Quyến, nghề may áo dài thủ công đòi hỏi người thợ đức tính kiên trì, tỉ mỉ và chính xác trong từng chi tiết nhỏ. Áo dài theo “công thức” riêng của bà phải được làm toàn bộ bằng tay từ đo đạc, cắt xẻ đến may khâu. 

Gần 70 năm gắn bó với nghề may áo dài, bà Quyến chứng kiến nhiều sự thay đổi của nghề may cũng như văn hóa mặc áo dài truyền thống. Ngày nay, sự đa dạng về mẫu mã, chất liệu, sự cải tiến trong kiểu dáng, thiết kế mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn nhưng đồng thời cũng là một thử thách khó khăn với những người làm nghề may lâu năm như bà.

Gần 70 năm gắn bó với nghề may áo dài, bà Quyến chứng kiến nhiều sự thay đổi của nghề may cũng như văn hóa mặc áo dài truyền thống. Ngày nay, sự đa dạng về mẫu mã, chất liệu, sự cải tiến trong kiểu dáng, thiết kế mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn nhưng đồng thời cũng là một thử thách khó khăn với những người làm nghề may lâu năm như bà.

Đã bước qua tuổi 80 nhưng bà Quyến vẫn đứng máy mỗi ngày, với bà Quyến, chiếc áo dài đẹp nhất là chiếc áo được “đo ni đóng giày” cho từng vóc dáng, bất kể là béo gầy, cao thấp và bất kể người ở giai tầng nào. “Chuẩn mực của cái đẹp với áo dài là vô chừng, tôi chỉ mong khách hàng của mình được sở hữu những chiếc áo hoàn thiện và phù hợp nhất” – Bà Quyến chia sẻ.

Đã bước qua tuổi 80 nhưng bà Quyến vẫn đứng máy mỗi ngày, với bà Quyến, chiếc áo dài đẹp nhất là chiếc áo được “đo ni đóng giày” cho từng vóc dáng, bất kể là béo gầy, cao thấp và bất kể người ở giai tầng nào. “Chuẩn mực của cái đẹp với áo dài là vô chừng, tôi chỉ mong khách hàng của mình được sở hữu những chiếc áo hoàn thiện và phù hợp nhất” – Bà Quyến chia sẻ.

“May áo cho người, phải may đẹp hơn cho chính bản thân mình” – Đó là tiêu chí hàng đầu của người thợ may đã ngoài 80 tuổi.

“May áo cho người, phải may đẹp hơn cho chính bản thân mình” – Đó là tiêu chí hàng đầu của người thợ may đã ngoài 80 tuổi.

Nhà bà Quyến có 7 người con thì cả 7 người đến nay đều theo nghề may. Ban đầu, từ một chiếc chân máy khâu thô sơ, rỉ sét… trải qua hàng chục năm liên tục tích lũy, liên tục đổi mới những vẫn không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài. Vợ chồng bà Quyến cùng thế hệ đời thứ 4 đã gây dựng nên một thương hiệu nhà may “đình đám” khắp phố Lương Văn Can, và khắp cả Hà Nội.

Nhà bà Quyến có 7 người con thì cả 7 người đến nay đều theo nghề may. Ban đầu, từ một chiếc chân máy khâu thô sơ, rỉ sét… trải qua hàng chục năm liên tục tích lũy, liên tục đổi mới những vẫn không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài. Vợ chồng bà Quyến cùng thế hệ đời thứ 4 đã gây dựng nên một thương hiệu nhà may “đình đám” khắp phố Lương Văn Can, và khắp cả Hà Nội.

Hiện nay, giá một bộ áo dài được may tại của tiệm bà Quyến dao động từ 700.000 - 1.500.000 đồng/bộ tùy chất liệu và kiểu dáng khác nhau.

Hiện nay, giá một bộ áo dài được may tại của tiệm bà Quyến dao động từ 700.000 - 1.500.000 đồng/bộ tùy chất liệu và kiểu dáng khác nhau.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghề lạ: Kiếm tiền tỷ/năm chỉ nhờ… nâng cừu

Ngày ngày được hòa mình cùng thiên nhiên, bầu bạn với bầy cừu xinh xắn lại dễ dàng có được thu nhập cao, công việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN