8x Hà thành bỏ phố về quê khởi nghiệp, “hồi sinh” giống chó săn quý hiếm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau 8 năm tìm tòi, nhân giống và bảo tồn giống chó Lài – một trong “Tứ đại Quốc khuyển” của Việt Nam, đến nay, anh Tuấn đã sở hữu khu bảo tồn 1.000m2 với 7 cá thể chó Lài cùng với một số giống chó bản địa khác.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, anh Trần Anh Tuấn (sinh năm 1985) có tình yêu và đam mê đặc biệt với các loại chó, mèo từ khi còn nhỏ. Lớn lên, anh được bố mẹ định hướng theo nghiệp nhà binh và trở thành một người lính.

Những năm tháng được đi công tác ở các vùng biên thùy xa xôi khắp đất nước, anh Tuấn đã tìm hiểu từng mảnh ghép lịch sử và thấy bản thân có đam mê đặc biệt với giống chó Lài. Anh quyết định xin ra quân, rời thành phố, chuyển nhà vào vùng Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa), bỏ toàn bộ thời gian và tiền bạc để tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử của giống chó Lài bản địa và đi khắp nơi tìm kiếm những cá thể chó Lài.

“Anh em, bạn bè và gia đình thấy tôi quyết định nghỉ việc để nuôi chó thì phản đối rất gay gắt. Ai cũng bảo nên dừng lại vì chưa thấy ai ở Việt Nam đi sưu tầm và bảo tồn giống chó Lài của vua Lê và nghĩa quân Lam Sơn bao giờ. Hơn nữa, mọi người còn cho rằng tiền đâu mà cứ ăn với đi sưu tầm, chưa kể chúng tuyệt chủng gần hết rồi”, anh Tuấn kể lại.

Chó Lài có ngoại hình đặc biệt với khuôn mặt tam giác dài về phía mũi, tai lưỡi mác 2 bên hộp sọ.

Chó Lài có ngoại hình đặc biệt với khuôn mặt tam giác dài về phía mũi, tai lưỡi mác 2 bên hộp sọ.

Bỏ ngoài tai mọi lời khuyên nhủ, xì xào, một mình anh Tuấn lựa chọn con đường không giống ai. Bước đầu, công việc anh nghĩ tới đầu tiên là làm gì để duy trì kinh tế, nuôi sống gia đình rồi mới đến thực hiện đam mê. Vì thế, anh mua 1 lô đất mặt đường QL217 gần Thành Nhà Hồ để kinh doanh nhà hàng cơm xe tải.

Với sự giúp đỡ của bố mẹ, ngoài thời gian kinh doanh nhà hàng, anh Tuấn đi tìm hiểu tập tính, nơi phân bố giống chó này cũng như sưu tầm những hình ảnh còn sót lại trên những chứng tích của lịch sử, từ trống đồng, dao găm, đai tay, ca uống nước, lược chải tóc đến những bức tượng điêu khắc có hình ảnh chó Lài.

Không chỉ vậy, anh còn bỏ thời gian nghiên cứu thật kỹ về hình thể của chó Lài, từ mắt, mũi, răng, lưỡi, sọ, chân, đuôi, xương cũng như cách di chuyển của nó.

Những chứng tích của lịch sử, từ trống đồng, dao găm, đai tay, ca uống nước, lược chải tóc đến những bức tượng điêu khắc có hình ảnh chó Lài được anh Tuấn ghi lại.

Những chứng tích của lịch sử, từ trống đồng, dao găm, đai tay, ca uống nước, lược chải tóc đến những bức tượng điêu khắc có hình ảnh chó Lài được anh Tuấn ghi lại.

“Càng tìm hiểu tôi càng mê. Nhận thấy chỉ có chó Lài mới thực sự là giống chó bản địa của Việt Nam, đã sống và chiến đấu bên cạnh con người. Trông chỉ là vật nuôi trung thành trong gia đình mà còn là nhân chứng sống của cả quá trình dài giữ nước. Đây cũng là giống chó từng được vua Lê Lợi nuôi dưỡng, cùng ông đi săn bắt. Sau này, ông giao cho con nuôi là Lê Xí chăm sóc và tạo ra đội “khuyển binh” hơn 500 con đóng góp nhiều công sức trong việc đánh giặc và giữ gìn bờ cõi”, anh Tuấn phân tích.

Đầu năm 2013, với số vốn hơn 1 tỷ đồng, anh bắt đầu tiến hành đi khảo sát khắp các tỉnh từ Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái cho đến Thanh Hóa. Một mình làm không xuể, anh Tuấn còn thuê các anh em thanh niên vùng cao đi sưu tầm giống chó này.

Với niềm đam mê đặc biệt với chó Lài, anh Tuấn đã vượt núi, băng rừng, đi qua nhiều tỉnh thành và mất hàng năm trời tìm kiếm những cá thể còn sót lại.

Với niềm đam mê đặc biệt với chó Lài, anh Tuấn đã vượt núi, băng rừng, đi qua nhiều tỉnh thành và mất hàng năm trời tìm kiếm những cá thể còn sót lại.

Tuy nhiên, thời gian đầu, chó sưu tầm về phần lớn bị loại, chưa kể chó bị bệnh rồi chết. Nhìn đàn chó và số tiền trong túi mình ngày một vơi đi, đã có lúc anh rơi vào bế tắc. Thế nhưng, với niềm đam mê đặc biệt với giống “quý khuyển” này, anh lại cố gắng đứng lên để tiếp tục hành trình bảo tồn của mình.

“Tôi chỉ bảo anh em đi sưu tầm chó cùng tôi từng tí một, từ cái lông của chó Lài ra sao, ánh mắt nó thế nào, nếu sưu tầm được thì trả tiền thưởng xứng đáng, không đạt thì họ tự chịu. Dần dần, quá trình sưu tầm, tìm kiếm và bảo tồn chó Lài dần mang lại kết quả tốt”, anh Tuấn cho hay.

Sau hơn 3 năm nghiên cứu và tìm kiếm, việc tìm kiếm những cá thể chó Lài mới cho kết quả khả quan.

Sau hơn 3 năm nghiên cứu và tìm kiếm, việc tìm kiếm những cá thể chó Lài mới cho kết quả khả quan.

Vượt núi, băng rừng, đi qua nhiều tỉnh thành và mất hàng năm trời tìm kiếm, thuyết phục những gia đình đang sở hữu những cá thể chó Lài bản địa còn sót lại, sau 8 năm, anh Tuấn đã sở hữu 7 cá thể chó Lài trong trang trại.

Đầu năm 2020, anh Tuấn đã xây dựng nên khu bảo tồn dành cho chó Lài rộng hơn 1.000m2 tại Thạch Thành (Thanh Hóa). Khu bảo tồn được anh chia làm 4 khu nuôi nhốt, mỗi khu đều có hang núi, có chuồng riêng, sân chơi… tạo môi trường sống phù hợp nhất cho chó Lài phát triển.

Giống chó Lài là một trong “tứ đại quốc khuyển” của Việt Nam.

Giống chó Lài là một trong “tứ đại quốc khuyển” của Việt Nam.

8x Hà thành bỏ phố về quê khởi nghiệp, “hồi sinh” giống chó săn quý hiếm - 6

8x Hà thành bỏ phố về quê khởi nghiệp, “hồi sinh” giống chó săn quý hiếm - 7

Những cá thể chó Lài được anh Tuấn sưu tầm và bảo tồn tại trang trại rộng 1.000m2.

Những cá thể chó Lài được anh Tuấn sưu tầm và bảo tồn tại trang trại rộng 1.000m2.

Ngoài ra, anh còn phân chia thêm khu nuôi nhốt với bố cục và không gian gần giống khu nuôi chó Lài để nuôi và bảo tồn chó Phú Quốc, giống chó H’Mông Cộc và sưu tầm giống chó Xù Bắc Hà.

“Trước đây, trong đam mê bảo tồn giống chó Lài này, tôi cảm thấy rất cô độc và lạc lõng nhưng hiện tại, tôi đã tìm được một người anh có cùng đam mê, chia sẻ một phần gánh nặng kinh tế. Ngoài ra, hơn 8 năm theo đuổi đam mê, mặc dù số tiền tôi bỏ ra là khoảng 3 tỷ đồng nhưng tôi nguyện là người đặt viên gạch nền móng đầu tiên để gìn giữ, bảo tồn và xây dựng lại một giống chó thuần Việt Nam”, anh Tuấn bày tỏ.

Nguồn: [Link nguồn]

Góc khuất nghề lái xe công nghệ: Những ”bí mật” không phải ai cũng biết

Những năm gần đây, nghề lái xe công nghệ (LXCN) đã trở thành một nghề chính của hàng ngàn lao động. Họ hy vọng có được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN