Cuộc đời bất hạnh của “người đàn bà lai gấu”

Sở hữu tài năng và đức hạnh nhưng cuộc đời Julia lại đầy xót xa, bi kịch ngay cả khi đã mất.

Người phụ nữ đa tài và đức hạnh

Julia Pastrana sinh năm 1834, tại Mexico. Công chúng biết đến bà lần đầu tiên khi bà được dẫn ra giới thiệu tại Gothic Hall trên đường Broadway. Màn ra mắt ấy đã thu hút rất nhiều người tới xem bởi thân thể cũng như khuôn mặt của bà phủ đầy lông lá, tai và mũi to bất thường cùng chiếc hàm nhô ra. Chiều cao của Julia cũng chỉ 1,3m càng khiến cho bề ngoài của bà giống các loài thú hơn là con người.

Tuy nhiên trái với bề ngoài có phần kì lạ, giọng hát của Julia khi cất lên vô cùng ngọt ngào khiến nhiều người ngỡ ngàng. Sự kết hợp không có gì ăn nhập giữa bề ngoài và giọng hát đã khiến danh tiếng của bà lan đi rất xa.

Cuộc đời bất hạnh của “người đàn bà lai gấu” - 1

Julia Pastrana có vẻ ngoài kì lạ nhưng giọng hát lại vô cùng tuyệt vời.

Julia bắt đầu xuất hiện trên các tờ báo cũng như tạp chí lớn và bà được gọi là “Con người bí ẩn”, “Người đàn bà lai gấu”… Ngoài giọng ca trời phú, bà còn có khả năng sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.

Julia sau đó đã tổ chức nhiều chuyến lưu diễn tại Mỹ và châu Âu. Nhờ tài năng của mình, bà được đón tiếp rất nồng hậu tại khắp mọi nơi. Sau mỗi lần biểu diễn, bà thường trích phần lớn số tiền kiếm được cho các tổ chức từ thiện.

Cuộc đời bất hạnh của “người đàn bà lai gấu” - 2

Bà đi lưu diễn khắp nước Mỹ và châu Âu, được nhiều người yêu quý bởi tài năng và đức hạnh.

Tuy nhiên, số phận đã bạc đãi Julia thêm một lần nữa khi vào ngày 20.3.1860, bà sinh đứa con trai đầu lòng, một đứa trẻ mình đầy lông lá và chỉ sống được 35 tiếng đồng hồ. Năm ngày sau, Julia cũng giã từ cõi đời.

Cuộc đời bất hạnh ngay cả khi đã chết

Tưởng như bà Julia sẽ được mai táng trang trọng và đối xử như một quý bà như bà đã từng, nhưng không, chồng cũng là bầu sô của bà, Theodore Lent đã bán thi thể của bà và đứa con trai cho một giáo sư thuộc đại học Moscow.

Ông này mổ tử thi rồi ướp xác họ để trưng bày trong bảo tàng của trường đại học, nơi họ có thể thu hút được nhiều khách tham quan nhất.

Nhận thấy lợi nhuận từ việc tham quan này, Lent sau đó đã kiện vị giáo sư để đòi lại thi thể của bà. Ông đã thắng kiện và đưa thi thể Julia và con trai làm vật trưng bày trong tủ kính. Hàng nghìn người hiếu kì đã tới xem và Lent thu về lợi nhuận cực lớn.

Cuộc đời bất hạnh của “người đàn bà lai gấu” - 3

Bà và con trai được ướp xác và bị coi như một món hàng mua bán.

Về sau khi Lent chết, thi thể của bà cùng con trai được sang tay nhiều người chẳng khác gì một món hàng. Tung tích cùng những câu chuyện về Julia cũng dần đi vào quên lãng.

Cuối cùng vào năm 1990, thi thể Julia được tìm thấy dưới tầng hầm của Học viện pháp lý y khoa ở Oslo, Na Uy. Cuộc đời của bà được nhiều người biết tới và ngưỡng mộ bởi lòng tự trọng, đức hạnh và ý chí vươn lên bất chấp số phận. Vào tháng 2.2013, Julia đã được mai táng tại quê nhà phía Bắc Mexico sau 150 năm lưu lạc.

Cuộc đời bất hạnh của “người đàn bà lai gấu” - 4

Julia được mai táng tại quê nhà Mexico.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hiếu (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN