Chuyện ly kỳ về tấm bùa hộ mệnh vô giá
Bùa hộ mệnh có sức mạnh bảo vệ thần kỳ. Người sống hay người đã chết đều muốn đeo nó.
Lăng mộ Pha-ra-ong và câu chuyện về những đồ vật bị nguyền rủa là đề tài thu hút các nhà khoa học cũng như những người quan tâm về một thế giới tâm linh.
1. Bùa hộ mệnh
Tấm trang sức quý giá của Pha-ra-ong Tutankhamun sau khi bị đánh cắp đã được lưu truyền trong dân gian Ai Cập. Về sau, một thủy thủ Nam Phi đánh bài đã thắng được rồi đem nó về nhà. Sau khi đưa tấm trang sức quý giá cho con gái, anh tạm biệt gia đình để lên tàu ra biển. Một thời gian sau, người ta tìm thấy thi thể anh bên bờ biển. Cô con gái sau này cũng qua đời vì bệnh máu trắng.
Vợ chàng lính biển vô cùng đau buồn, nghi ngờ cái chết của chồng và con mình có liên quan đến tấm trang sức nọ. Bà lên mạng internet tra thông tin về Pha-ra-ong Tatunkhamun. Cuối cùng bà quyết định đưa trả tấm trang sức về cho chính phủ Ai Cập. Bà cho rằng đây là cách duy nhất để phá bỏ lời nguyền.
Trong văn hóa Ai Câp, bùa hộ mệnh có sức mạnh bảo vệ thần kỳ. Người sống hay người đã chết đều muốn đeo nó bởi họ cho rằng sau khi chết sẽ có một cuộc sống khác ở thế giới bên kia. Bùa hộ mệnh đương nhiên có thể đem đến lăng mộ, tiếp tục bảo vệ cho người đó vào kiếp sau.
Rùa vàng - hiện thân của thần Mặt Trời thường xuất hiện trên các trang sức, con dấu, bùa hộ thân. Trong lễ chôn cất, tấm trang sức thường kết hợp với cánh chim ưng. Người dân Ai Cập quan niệm rằng, ở thời khắc cuối cùng, trái tim sẽ được đặt lên cân của Maat, tiếp nhận sự kiểm tra của Maat. Các Pha-ra-ong cũng lo lắng mà lấy thạch điêu thay cho tim mình, đặt trong xác ướp.
Đối với người dân Ai Cập, gốm sứ hoặc bảo thạch là nguyên liệu tốt nhất để làm bùa hộ mệnh. Không chỉ là lúc sinh thời mà cả khi đã khuất, nó đều tản ra sức hấp dẫn nguy hiểm.
Người đeo bùa hộ mệnh sẽ có sức khỏe và được các vị thần bảo hộ tránh khỏi tai ương. Cho dù sau này khi chết đi, tấm bùa cũng sẽ theo người đeo đi đến Minh giới. Trong bộ kinh văn Ai Cập duy nhất còn tồn tại đến ngày nay có nói đến hình dạng và mục đích của bùa hộ mệnh.
2. Hộp
Chiếc hộp có hoa văn đẹp độc đáo này được nhà khảo cổ Carter đánh giá là một trong những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất trong lăng mộ. Trên hộp khắc hình khung cảnh Pha-ra-ong chinh chiến, phần nắp hộp vẽ hình Pha-ra-ong đi săn và một số trò chơi trên sa mạc.
3. Vương miện hoàng hậu
Trên vương miện có khắc nổi và những hình vẽ giống vương miện của các hoàng hậu Ai Cập nhưng không ai chắc chắn đó có phải vương miện của nữ hoàng Cleopatra. Nó gây chú ý bởi hình khắc rắn – loài động vật mà người dân Ai Cập rất sùng bái.
Trong nghi lễ ở Ai Cập, các Pha-ra-ong sẽ đội hai tầng mũ. Mũ màu trắng tượng trưng cho Thượng Ai Cập, mũ màu đỏ tượng trưng cho Hạ Ai Cập.
4. Pho tượng
Pho tượng này được đúc vào năm 3500 trước Công nguyên, đến năm 1878 xuất hiện ở các nước Đông Âu. Người ta gọi nó là “Pho tượng tử thần” bởi gây ra nhiều vụ tử vong bí ẩn.
6 năm sau khi có được pho tượng, gia đình 7 người của anh Elphont qua đời không rõ nguyên do. Sau này, pho tượng đến tay một người phụ nữ và 4 năm sau, cả gia đình bà cũng bỏ mạng. Trước khi pho tượng mất tích một thời gian, chủ nhân pho tượng là anh Thompson-Noel cũng gặp thảm cảnh tương tự.
Khi xuất hiện trở lại, Alan Biverbook trở thành chủ nhân mới của pho tượng. Sau khi vợ cùng hai cô con gái qua đời, hai người con trai cũng lần lượt ra đi, anh Biverbook sợ hãi đem pho tượng gửi tặng cho bảo tàng của hoàng gia Tô Cách Lan.
5. Ghế
Năm 1702, Thomas Busby đã giết chết cha vợ chỉ vì ông ngồi lên chiếc ghế mà anh yêu quý nhất và sau đó cũng bị xử tử vì tội giết người.
Chiếc ghế về sau giống như bị nguyền rủa, đã hại chết tổng cộng 63 người. Những người ‘chẳng may’ ngồi lên ghế đều qua đời khi tuổi còn trẻ, những em nhỏ thì gặp chuyện không may rồi chết. Năm 1972, người ta quyết định treo chiếc ghế đó lên tường để tránh những trường hợp đau buồn nữa xảy ra.