Không gia hạn chính sách giảm 50% phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thông tư 112 của Bộ Tài chính vừa ban hành có 29 loại phí, lệ phí tiếp tục được giảm đến hết 30/6/2021, tuy nhiên không có lệ phí trước bạ ô tô.
Tháng 12/2020, nhiều dòng xe lắp ráp trong nước trở nên khan hiếm do lượng tiêu thụ tăng vọt nhờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ. Ảnh: Ford Việt Nam
Theo Thông tư 112 do Bộ Tài chính ban hành ngày 29/12/2020, từ ngày 1/1/2021, có 29 loại phí, lệ phí tiếp tục được giảm với mức giảm từ 50 - 100%.
Theo đó, giảm 70-90% phí bảo trì đường bộ đối với ô tô kinh doanh vận tải; giảm 90% phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm 50-100% phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán…
Một số loại lệ phí khác như phí cấp căn cước công dân giảm 50%; phí trong lĩnh vực y tế giảm 70%.
Kể từ ngày 1/7/2021 trở đi, mức thu các khoản phí, lệ phí quay trở lại áp dụng như thời điểm chưa có dịch.
Tuy nhiên, lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp trong nước không được giảm 50% kể từ 1/1/2021. Như vậy chính sách này đã thực thi hơn 6 tháng và chấm dứt vào ngày cuối cùng của năm 2020.
Bộ Tài chính ước tính, việc giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước khiến ngân sách nhà nước hụt thu khoảng 3.700 tỷ đồng.
Đổi lại, chính sách này đã thúc đẩy tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước bật tăng trong 6 tháng cuối năm 2020.
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA), trong tháng 11/2020, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 36.359 xe, tăng 9% so với tháng 10/2020 và tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo VAMA, sản lượng của xe lắp ráp trong nước trong tháng 11 đạt 23.509 xe, tăng 15% so với tháng trước; lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc chững lại, chỉ đạt 12.850 xe, tăng 0,7% so với tháng trước.
Thông tư 112 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 và hết hiệu lực vào ngày 30/6/2021.
Nguồn: [Link nguồn]
Năm 2020 đánh dấu nhiều cột mốc và thị trường ô tô trong nước chứng kiến nhiều mẫu xe có doanh số cực thấp dẫn đến...