Triệu Thị Thêm – Cô giáo tiểu học mang “sứ mệnh” giữ gìn văn hóa tâm linh Việt

Cô giáo Triệu Thị Thêm không chỉ nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người mà ở cô còn có sự đam mê gìn giữ những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam cho thế hệ mai sau qua tín ngưỡng Hầu Đồng.

Bước chân vào thế giới đồng thầy với pháp hiệu Huyền Tuyền, đồng thầy Triệu Thị Thêm luôn nỗ lực phấn đấu hết mình để có thể làm tốt vai trò trong những lần hầu đồng, để giữ nguyên được tinh thần như trong văn hóa truyền thống.

Cái duyên xuất phát từ sự thấu cảm

Cái duyên xuất phát từ sự thấu cảm

Theo Triệu Thị Thêm, cuộc sống ngày nay ngày càng phát triển nên đôi khi người ta quên mất những giá trị truyền thống lâu đời. Vì vậy, người ta nói trở thành đồng thầy cần có “căn” nhưng Triệu Thị Thêm cho rằng, đó chỉ là một phần, còn phần quan trọng chính là sự thấu cảm, hiểu được ý nghĩa của các giá trị văn hóa tín ngưỡng. Từ đó hình thành sự ngưỡng vọng và mong muốn duy trì những giá trị đó. Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể cảm được những giá trị này nên với đồng thầy Triệu Thị Thêm, chị coi đây là sự may mắn vì mình là người trẻ, có thể dùng thời gian, sự nhiệt huyết của mình để duy trì truyền thống tín ngưỡng văn hóa Việt.

Triệu Thị Thêm – Cô giáo tiểu học mang “sứ mệnh” giữ gìn văn hóa tâm linh Việt - 2

Những ngày đầu bước vào thế giới hầu đồng, đồng thầy Triệu Thị Thêm vẫn còn nhiều bỡ ngỡ vì chị phải học rất nhiều nghi thức, cách múa, mặc trang phục phù hợp… Tuy nhiên, chị hiểu rằng mình đang là người tiếp nối vẻ đẹp phi vật thể của dân tộc vì Hầu Đồng hay còn gọi là hầu bóng, là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian được Unesco công nhận và vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 01/12/2016. Do đó, Triệu Thị Thêm quyết tâm học hỏi, phát huy bản thân để có thể làm tốt nhiệm vụ trong những lần Hầu Đồng.

Triệu Thị Thêm – Cô giáo tiểu học mang “sứ mệnh” giữ gìn văn hóa tâm linh Việt - 3

Sau những lần hầu đồng, Triệu Thị Thêm đều tự nhủ mình cần cố gắng hơn nữa vì đây là loại hình nghệ thuật đòi hỏi nhiều kỹ năng như âm nhạc, vũ điệu, diễn xướng cùng những chi tiết khác như trang phục, cách trang trí đền đài,... Vì là nghi lễ công phu nên Triệu Thị Thêm luôn nỗ lực để xứng đáng với những gì đã được chuẩn bị.

May mắn vì được gia đình ủng hộ

Mặc dù trải qua nhiều khó khăn nhưng Triệu Thị Thêm may mắn được gia đình ủng hộ con đường mình đã chọn. Chính vì vậy, chị cảm thấy mình đã được nhiều hơn so với những người cùng hoàn cảnh vì không phải ai cũng được gia đình chấp nhận để theo đuổi con đường này. Chị cho biết, khi gặp người đồng cảnh ngộ, chị rất thông cảm và mong muốn được giúp đỡ để họ vơi bớt nỗi niềm cũng như có thêm niềm tin trong cuộc sống.

Triệu Thị Thêm cũng khẳng định rằng trở thành Đồng thầy không phải là phục vụ mê tín dị đoan mà đây là sứ mệnh duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc, giúp truyền thống được truyền lại cho các thế hệ mai sau cũng như gìn giữ những giá trị nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc của Hầu Đồng.

Triệu Thị Thêm – Cô giáo tiểu học mang “sứ mệnh” giữ gìn văn hóa tâm linh Việt - 4

Triệu Thị Thêm cho biết, trong tương lai, chị vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi con đường này và sẽ hỗ trợ hết sức những người cùng cảnh ngộ nhưng chưa thể đi trên con đường này một cách trọn vẹn bằng những kinh nghiệm, bài học xương máu của bản thân.

Với đồng thầy Triệu Thị Thêm, văn hóa chính là nền tảng của một dân tộc và những người như chị chính là những “sứ giả” gánh trách nhiệm giữ lửa cho kho tàng văn hóa tín ngưỡng nước nhà, để sau này những giá hầu đồng vẫn còn vang vọng, xứng đáng là Di sản phi vật thể đáng tự hào của người dân Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN