Loài sứa bé bằng móng tay nhưng sở hữu nọc độc mạnh gấp 100 lần rắn hổ mang

Sự kiện: Clip hot
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Dù chỉ có kích thước từ0,5 đến 2,5 cm nhưng sứa Irukandji lại sở hữu nọc độc cực mạnh khiến nạn nhân quằn quại đau đớn, thậm chí gây tử vong.

Sinh vật này có thể chỉ nhỏ bằng móng tay nhưng nó đủ nguy hiểm để giết người. 

Gần như không thể nhìn thấy bằng mắt người và có vết chích giống như muỗi đốt, nhóm sứa tí hon thuộc họ sứa hộp này gồm những loài sứa nhỏ nhất và là một trong những nhóm sứa độc nhất trên thế giới.

Làm thế nào mà sinh vật nhỏ bé như vậy lại có thể giết người? Và hội chứng Irukandji là gì? Tại sao bạn nên sợ nó?

Sứa Irukandji là một loài rất nhỏ, chỉ có đường kính thân từ 0,5 đến 2,5 cm, nhưng các xúc tu của nó có thể dài tới 1 mét. Sứa Irukandji có hình dạng giống như chiếc chuông và chúng gần như trong suốt nên rất khó để phân biệt trong môi trường tự nhiên.

Sứa Irukandji. Nguồn hình ảnh: Samuel

Sứa Irukandji. Nguồn hình ảnh: Samuel

Loài sứa này có độc trên cả xúc tu và toàn thân, vì vậy hễ chúng chạm vào ai là phát độc trên cơ thể người đó. 

Vết cắn của nó không đau nhưng sau khoảng 30 phút, độc tố tác động thẳng lên hệ thần kinh trung ương và gây ra một số dấu hiệu được gọi là hội chứng Irukandji gồm ói mửa, ra mồ hôi, nhức đầu, đau vùng dưới của lưng, nhịp tim tăng, áp suất động mạch tăng cao, phù phổi. Các triệu chứng trên kéo dài trong vài giờ hay trong nhiều ngày và có thể gây tử vong vì suy tim.

Theo Bảo tàng Australia, loài sứa này tấn công bằng các tế bào châm chích chuyên biệt nằm dọc theo bốn xúc tu của chúng, bắn ra những chiếc gai chứa đầy nọc độc vào mục tiêu. Nọc độc của chúng là hệ thống phòng thủ của Irukandji chống lại những kẻ săn mồi tiềm năng.

Chất độc của sứa Irukandji mạnh gấp 100 lần rắn hổ mang, gấp 1.000 lần ong Tarantula. Tuy nhiên chất độc của loài sứa này lại có thể dùng để điều chế huyết thanh chống nọc độc và chữa bệnh bất lực. 

Vào năm 2018, một bé gái 14 tuổi đang bơi ngoài vịnh Nickol ở Dampier, miền Tây Úc thì bị sứa Irukandji cắn vào tay. 

Vết cắn khiến cô bé phải nhập viện cấp cứu. Cô gái được đưa đến bệnh viện địa phương rồi chuyển đến bệnh viện Margaret bằng trực thăng.

Nguồn: [Link nguồn]

Rắn lục hoa cân tấn công cực kỳ nhanh và tỷ lệ tử vong ở những người bị cắn là rất cao.

Chia sẻ
Theo Hải Vân (T/h) ([Tên nguồn])
Clip hot Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN