Đến chị bán trà đá còn mua cổ phiếu: Hấp dẫn thật nhưng đừng “chết vì chứng khoán”

Chứng khoán đang vô cùng sôi động và hấp dẫn. Hấp dẫn đến mức chị bán trà đá còn tính chuyện mua. Nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo, hãy tìm hiểu thật kĩ để tránh “chết vì chứng khoán”.

Có vẻ như cơn sốt chứng khoán của năm 2006 đang lặp lại. Hiện tại, tất cả mọi giới, từ đầu tư tới văn phòng,… tới chị bán trà đá ngoài đầu ngõ cũng sôi sục mua cổ phiếu. Kết quả là từ cuối năm 2020 đến nay, sàn TP.HCM liên tục rơi vào tình trạng “tắc nghẽn” giao dịch.

Thị trường chứng khoán đang cực nóng vì đây là nơi hứa hẹn sinh lời tốt nhất. Có người may mắn nhân đôi tài khoản chỉ sau 1 tháng ngắn ngủi. Chứng khoán hấp dẫn là thật nhưng ngay trong lúc hưng phấn nhất, nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu mặt trái của kênh đầu tư bạc tỷ này bởi thực tế cho thấy một người giỏi giang, thông minh, tài ba đã rơi vào kết cục không thể bi thảm hơn: gia đình tan vỡ, tài chính phá sản và tự sát trong tuyệt vọng.

Đến chị bán trà đá còn mua cổ phiếu: Hấp dẫn thật nhưng đừng “chết vì chứng khoán” - 1

Những kinh nghiệm đau thương nhưng cực kỳ hữu ích này được mô tả rõ nét trong “Chết vì chứng khoán”, cuốn sách trên 24hMoney. “Chết vì chứng khoán” kể về cuộc đời của nhà đầu tư chứng khoán vĩ đại nhất mọi thời đại Jesse Livermore do tác giả Richard Smitten chắp bút.

Trong giới đầu tư chứng khoán, tên tuổi ông gắn liền với những biệt danh như “Gã đầu cơ liều lĩnh trẻ tuổi” hay “con gấu vĩ đại của phố Wall”. Từ một cậu bé nghèo khó, ông kiếm được quá nhiều tiền đến mức bị cấm giao dịch tại các công ty chứng khoán “chui” khi mới 20 tuổi. Tới năm 22 tuổi, ông đến New York để trở thành huyền thoại Phố Wall.

Ngay từ những ngày thành danh, Livermore đã không ít lần ám chỉ đến những “cái chết” trên thị trường chứng khoán. Livermore tin rằng thị trường chứng khoán giống như một cuộc chiến. Trong chiến tranh, bạn sẽ chết nếu bạn mắc sai lầm; trong thị trường chứng khoán, nếu sai lầm, bạn có thể phá sản rất nhanh. Một người có thể chết bởi những cơn xúc động do nguyên nhân tài chính.

Trong cuộc chiến tài chính này, Livermore rất nhiều lần khiến người khác phá sản. Cách đầu tư quen thuộc của ông là bán khống - bán trước cổ phiếu rồi mua lại chúng trong tương lai khi chúng đã giảm giá để kiếm siêu lợi nhuận. Ông không mấy lo lắng vì biết rằng giá trị cổ phiếu lên xuống rất thường xuyên nhưng khi chúng sụt giảm, tốc độ sụt giảm sẽ nhanh gấp đôi so với khi tăng lên. Lý thuyết này đã khiến ông có trong tay cả trăm triệu USD.

Cách làm cụ thể của ông như sau: Livermore đã có thông tin tổng quát về hơn một triệu cổ phiếu trong hiện tại. Ai đó đã sắp đặt việc sử dụng chúng cách đây nhiều tháng, từ từ, bí mật và lặng lẽ. Quá trình đó được thực hiện thông qua hơn 100 người mua bán cổ phiếu nên không ai biết Livermore đang làm gì. Ông có thể đi trước thị trường, bán cổ phiếu ra rồi sau đó lại mua với giá thấp hơn rất nhiều. Livermore xứng đáng là “Con gấu vĩ đại” của Phố Wall.

Livermore cứ đầu tư như vậy và thu được siêu lợi nhuận. Rồi đến ngày thị trường chứng khoán sụp đổ, giá cổ phiếu lao dốc. Báo chí đồng loạt đổ lỗi cho ông gây ra vụ sụt giảm này. Nhưng ông không phải là thủ phạm. Ông không có sức mạnh tới mức đó, không một ai có thể làm được điều đó, kể cả những thành viên của Viện Morgan. Tuy nhiên, người ta vẫn “kết tội” Livermore vì quá nhiều nhà đầu tư phá sản. Còn Livermore ung dung thu rất nhiều lợi nhuận.

Tình hình căng thẳng đến mức, Livermore thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại kiểu thế này: “Mày là đồ chết tiệt, Livermore. Mày sẽ phải trả giá vì những việc mày đang làm và sắp làm. Vì mày mà tao phá sản. Không, còn hơn cả phá sản. Tao đã nợ những người môi giới hàng nghìn đô la tiền lãi. Nhưng tao vẫn còn khẩu súng. Tao sẽ đến thẳng đấy và bắn vỡ óc mày ra. Lần sau nếu mày ra mở cửa thì người đứng ở cửa sẽ là tao và điều tiếp theo là mày sẽ phải bước qua cánh cửa địa ngục, đấy là nơi xứng đáng dành cho mày…”.

Kiếm được nhiều tiền nhưng không phải lúc nào Livermore cũng thành công. Tuy nhiên, thất bại đến, ông nhanh chóng vượt qua để chinh phục thành tựu mới. Trong cuộc suy thoái năm 1907, ông gom cổ phiếu giá rẻ và kiếm được 1 triệu USD chỉ trong 1 ngày.

Kiếm tiền quá dễ dàng nên Livermore trở nên bất cẩn và bỏ qua nhiều nguyên tắc đầu tư. Vì vậy, ông bị lừa trong thương vụ bông vải và phá sản. Bằng nghị lực phi thường, Livermore lại đứng lên. Trong năm 1929 - thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế “lịch sử”, Livermore đã nâng tài sản của mình lên 100 triệu USD nhờ cổ phiếu lao dốc.

Trong giai đoạn 1932- 1938, Livermore thua lỗ vì “bắt đáy” quá sớm. Việc đầu tư vào thị trường hàng hoá cũng thất bại khiến ông phá sản và bị điều tra bởi Ủy ban Chứng khoán SEC về giao dịch nội gián. Cộng thêm cú sốc gia đình, Livermore tự kết thúc cuộc đời đầy thăng trầm cùng thị trường chứng khoán của mình.

Livermore sống vì chứng khoán và cũng chết vì chứng khoán.

Cuốn sách sẽ đem lại rất nhiều bài học bổ ích, những kinh nghiệm chắt lọc từ thăng trầm trong cuộc đời ông hẳn sẽ có giá trị và hữu ích đối với độc giả và các nhà đầu tư chứng khoán của Việt Nam hôm nay.

Đặc biệt, với những nhà đầu tư bán khống, “Chết vì chứng khoán” là cuốn sách không thể không đọc vì tác phẩm đã vẽ nên tổng thể bức tranh đầu tư của Livermore. Ở đó, nhà đầu tư sẽ biết tại sao Livermore thành công, tại sao Livermore thất bại. Và trên hết, với nhà đầu tư chứng khoán nói chung, kinh nghiệm Livermore đúc kết chính là khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nguyên tắc là thứ không bao giờ được phá vỡ.

Tải app 24Hmoney: TẠI ĐÂY để đọc miễn phí các cuốn sách hàng đầu về đầu tư chứng khoán trên thế giới và Việt Nam - kho kiến thức giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro và có thể làm giàu từ chứng khoán.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN