7 bộ phim Hàn bị cảnh cáo

Các dẫn chứng, số liệu mang tính công kích đối với lời thoại trong phim Hàn do chính Viện ngôn ngữ quốc gia của nước này đưa ra. Theo điều tra những drama gần đây, việc sử dụng từ lóng, từ nước ngoài, từ mang tính bạo lực hay chửi thề đang khiến phim truyền hình Hàn bị kém chất lượng.

Đối tượng drama bị Viện ngôn ngữ điều tra là 4 bộ phim tiêu biểu của kênh truyền hình cáp và 3 phim thuộc kênh truyền hình trung ương Hàn Quốc. 435 dẫn chứng về việc lời thoại không chuẩn mực được đưa ra. Trong đó 48% thuộc về việc sử dụng từ nước ngoài không cần thiết. 26,7% dẫn chứng sai phạm thuộc về việc sử dụng từ tục tĩu.

Các bộ phim truyền hình bị điều tra lời thoại lần này gồm Chồng tôi có gia đình (KBS), Phẩm chất quý ông (SBS), Danh y vượt thời gian (MBC), Suspicious Family (MBN), Happy Ending (JTBC), Ji Woon Soo's Stroke of Luck (TV Chosun), Goodbye My Dear Wife (Chanel A)…

7 bộ phim Hàn bị cảnh cáo - 1 7 bộ phim Hàn bị cảnh cáo - 2

7 bộ phim Hàn bị cảnh cáo - 3

7 bộ phim Hàn bị cảnh cáo - 4

7 bộ phim Hàn bị cảnh cáo - 5

7 bộ phim truyền hình Hàn bị xem xét lời thoại

Trong đó, bộ phim Phẩm chất quý ông là phim bị lỗi nhiều nhất trong việc sử dụng lời thoại với tổng cộng 171 trường hợp không đúng quy chuẩn. Đặc biệt trong đó có 104 trường hợp dùng những từ ngoại ngữ không cần thiết, bất tiện.

Ví dụ như, trong tập 10 của phim, nhân vật Im Tae San trong một câu nói thuần Hàn mà sử dụng tới 6 từ tiếng Anh khó hiểu: "Bying trực tiếp từ Hong Kong về nên natural washing và damage point có khác, khiến người ta cảm thấy trendy urban".

7 bộ phim Hàn bị cảnh cáo - 6

Trong 1 câu hội thoại thuần Hàn, nhân vật Im Tae San dùng tới 6 từ tiếng Anh

Hay như bộ phim Ji Woon Soo's Stroke of Luck lại có tới 107 trường hợp sử dụng từ tục tĩu, từ nói lóng và là bộ phim có nhiều từ chửi bới nhất trong số 7 bộ phim bị điều tra đợt này.

7 bộ phim Hàn bị cảnh cáo - 7

7 bộ phim Hàn bị cảnh cáo - 8

"Ji Woon Soo's Stroke of Luck" bị xem là phim có chứa nhiều từ chửi bới nhất trong 7 phim bị xem xét

Viện ngôn ngữ học Hàn Quốc đưa ra lời cảnh báo: “Phim truyền hình cuối tuần cần phải xứng đáng là chương trình dành cho khán giả là toàn bộ thành viên trong gia đình xem. Vì vậy nó phải được sản xuất và phát sóng với ngôn ngữ có chuẩn mực”.

Phim truyền hình Hàn Quốc nói chung được đánh giá phù hợp với thị hiếu của khán giả châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều lời thoại trong phim được khen ngợi đã đi vào trái tim người xem một cách tự nhiên. Tuy nhiên, qua việc kiểm duyệt lần này của Viện ngôn ngữ cho thấy Hàn Quốc vẫn đang phát triển một hệ thống giáo dục văn hóa qua phim ảnh rất chuẩn mực.

Tại Việt Nam, việc lời thoại trên phim truyền hình và cả phim điện ảnh vẫn bị chê nhiều, vì sự thiếu chuyên nghiệp lẫn tính sáo rỗng, cứng nhắc khi lời thoại phải gánh thêm cả chức năng tiết kiệm chi phí sản xuất. Khán giả Việt vẫn đang mong chờ vào một bộ phim hay, hấp dẫn bằng chính những lời thoại sắc bén, mới mẻ nhưng phải chuẩn mực. Hãy đừng như câu chuyện chỉ vì một lời “vâng” của nhân vật trong phim mà cha mẹ không dám cho con xem phim Việt nữa.

Cách đây không lâu, một blog kể lại chuyện vì sao bố mẹ bạn mình không dám cho con xem phim, chỉ bởi một tiếng “vâng” nhẹ như bấc.

Trong một bộ phim truyền hình Việt có cảnh một cô gái đi chơi về muộn, hỏi bố: “Mẹ con đâu?”. Ông bố bảo: “Mẹ con bị tai nạn giao thông”. Cô con gải hỏi: “Có việc gì không?”. Ông bố bảo: “Đang nằm ở bệnh viện. Em trai con đang ở đó chăm sóc mẹ. Còn bố phải về trông hai đứa cháu nhỏ. Thôi, mai mày vào thăm mẹ cũng được”. Cô con gái đáp: “Vâng” một tiếng nhẹ như bấc, cứ như mẹ mình đang ở nhà người bạn chơi chứ không phải đang cấp cứu ở bệnh viện.

Đúng là chỉ một câu thoại nhỏ nhoi đó thôi nhưng hệ quả phi giáo dục của nó lại nặng hơn gấp trăm lần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh_An ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Hàn Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN